Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 31/03/2015 - 14:04
(Thanh tra) - Sự bùng nổ về số lượng và sự hỗn loạn của thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) không phải cơ quan chức năng không biết. Tuy nhiên, lập lại quản lý trong lĩnh vực này vẫn là việc lực bất tòng tâm!
Theo thống kê, nếu cách đây khoảng 10 năm, cả nước có chưa đầy 50 doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh TPCN thì nay khoảng 2.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh với hơn 5.500 sản phẩm TPCN đang lưu hành. Chỉ tính riêng trong năm 2014, cơ quan chức năng đã cấp giấy xác nhận cho 7.346 sản phẩm TPCN.Để tăng cường quản lý nhóm sản phẩm đặc biệt này, Bộ Y tế đã chủ trì và triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra. Điển hình, cuộc thanh tra đợt 2 năm 2014 các sản phẩm TPCN và phụ gia thực phẩm tại 8 tỉnh, thành phố Hà Nội, Bắc Giang, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP HCM và Tây Ninh. Kết quả, các đoàn Trung ương đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 54 cơ sở, phát hiện 42 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP), chiếm 77,78%, xử lý 18 cơ sở bằng hình thức phạt tiền 481.500.000 đồng. Một số nội dung vi phạm chính được phát hiện là: Nội dung ghi nhãn sản phẩm không đúng quy định (48,15%), quảng cáo không đúng quy định (53,7%), không thực hiện kiểm nghiệm định kỳ theo quy định (27,78%), không bảo đảm điều kiện ATTP trong sản xuất, bảo quản, bày bán TPCN (27,78%), không bảo chất lượng như công bố đã áp dụng (23,53%).
Mới đây, Cục ATTP cũng đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 cơ sở vi phạm về quảng cáo thực phẩm với tổng số tiền phạt là 80 triệu đồng, gồm: Công ty Cổ phần Sản xuất thương mại An Khánh Thịnh (TP Hồ Chí Minh),Công ty TNHH Grow Green AZ, (TPHà Nội), Công ty TNHH Viện dinh dưỡng Cộng Đồng (Hà Nội), Công ty Cổ phần Nam Dược (Hà Nội), Công ty TNHH AZN Việt Nam (Hà Nội). Lỗi bị phạt của các công ty chủ yếu là do đăng quảng cáo sản phẩm trên trang thông tin điện tử khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. Chỉ có một đơn vị bị xử phạt vì quảng cáo sản phẩm quảng cáo không đúng với nội dung đăng ký, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Ngoài xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc các cơ sở trên dừng ngay hành vi vi phạm; tháo gỡ các nội dung quảng cáo sai quy định; đồng thời hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các quy định pháp luật về ATTP.
Xử phạt không đủ sức răn đe
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP cho biết, thời gian qua, Bộ Y tế đã rất tích cực đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc sản xuất, kinh doanh thực TPCN, đặc biệt là việc kiểm soát nội dung quảng cáo đối với TPCN, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý rất nghiêm. Nhiều doanh nghiệp vi phạm đã bị thu hồi giấy chứng nhận đối với sản phẩm và công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết và tránh.
Mặc dù cơ quan chức năng khẳng định việc quản lý TPCN đã có chế tài quản lý (Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế quy định về quản lý TPCN và trước đây là Thông tư số 08/2004/TT-BYT ngày 23/8/2004 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm TPCN) nhưng cuối năm 2014 và đầu 2015, số lượng các doanh nghiệp vi phạm tăng lên rất nhiều so với trước đây. Đặc biệt, gần đây, qua việc triệt phá vụ làm giả hàng chục tấn TPCN với những mặt hàng được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm như sữa ong chúa, nhau thai cừu, collagen... một lần nữa phản ánh bức tranh hoạt động bát nháo, thật - giả lẫn lộn của TPCN hiện nay. Điều đáng lo ngại ở đây là việc cấp phép, quản lý mặt hàng này vẫn đang bộc lộ quá nhiều kẽ hở.
Theo một chuyên gia trong ngành, đến nay, dù Bộ Y tế đã ban hành 5 văn bản về quản lý TPCN nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong những bất cập đó là ngành Y tế không đủ người để quản lý, kiểm tra, xử lý, cộng với mức xử phạt thấp không đủ răn đe. Lực lượng thanh tra chuyên ngành còn mỏng và xử lý chưa được mạnh tay, dẫn đến tình trạng “nhờn” và cố tình vi phạm pháp luật của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TPCN.
Quản lý chặt nội dung quảng cáo đối với TPCN Trước thực trạng thị trường TPCN, tháng 12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm ATTP và phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế quản lý chặt chẽ nội dung quảng cáo đối với TPCN, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, tập trung kiểm soát chặt chẽ việc xác nhận nội dung quảng cáo, phối hơp với Bộ Thông tin và Truyền thông chấn chỉnh hoạt động qurang cáo, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức thực hiện quảng cáo quá mức, sai sự thật và quảng cáo không đúng theo nội dung đã được xác nhận. |
Kỳ III: Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng nói gì?
Ngọc Diệp
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh