Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 19/08/2015 - 09:24
(Thanh tra)- Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, do thay đổi về lối sống, sự phát triển kinh tế, thiên tai, ô nhiễm môi trường và sự hạn chế của hệ thống dịch vụ công tác xã hội nên số người bị rối nhiễu tâm trí, người bị tâm thần gia tăng. Cứ 10 người Việt Nam thì có 1 người bị rối nhiễu tâm trí.
Theo các chuyên gia y tế, rối nhiễu tâm trí biểu hiện sự lệch lạc về sức khỏe tâm thần, thể hiện dưới dạng các triệu chứng rất chung như nhức đầu, mệt mỏi không có nguyên nhân rõ ràng, chán ăn, học tập sút kém, làm việc rất khó tập trung, cáu giận vô cớ hoặc lo lắng quá mức. Những người bị rối nhiễu tâm trí thường không được phát hiện kịp thời, đặc biệt ở trẻ em, phụ nữ đang mang thai hay trong thời gian sau sinh.
Ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội cho biết, người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí là đối tượng đặc thù trong xây dựng và hoạch định chính sách trong lĩnh vực lao động xã hội, do đó cần tập trung phát triển hệ thống dịch vụ cho đối tượng này.
Hiện cả nước đã có 31 trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần. Một số tỉnh, thành phố xây dựng mô hình tốt về lao động trị liệu và phục hồi chức năng luân phiên cho người tâm thần nặng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội các tỉnh như: Sơn La, Thừa Thiên - Huế, Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng người tâm thần Việt Trì; kết hợp với tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ công tác xã hội với điều trị y tế để phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí tại Bệnh viện Đa khoa Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. 17 trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí đã nâng cấp, mở rộng tại 13 tỉnh, TP: Bến Tre, Ninh Thuận, Long An, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Yên Bái, Vĩnh Phúc.
Các cơ sở chủ yếu chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt theo quy mô lớn, đối tượng sống xa cách với gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó, phần lớn cán bộ, nhân viên chưa qua đào tạo công tác xã hội hoặc được đào tạo từ nhiều nghề khác nhau. Các cơ sở bảo trợ xã hội thiếu các dịch vụ tư vấn, trợ giúp các đối tượng tái hòa nhập cộng đồng. Đặc biệt, lực lượng cán bộ làm công tác xã hội còn thiếu, nhất là cán bộ, nhân viên làm việc trực tiếp với đối tượng còn chưa chuyên nghiệp.
Tăng cường cơ sở bảo trợ mang tính chuyên nghiệp
Dự báo, đến năm 2020, số người rối nhiễu tâm trí ở Việt Nam ước tính khoảng 10% dân số, trong đó 2,5% bị tâm thần nặng thuộc diện bảo trợ xã hội. Trong bối cảnh số lượng người rối nhiễu tâm trí ngày càng gia tăng thì việc phát triển hệ thống, dịch vụ trợ giúp xã hội ngày càng cần thiết.
Hiện Bộ Y tế đang xây dựng Chiến lược Quốc gia về sức khỏe tâm thần giai đoạn 2015 - 2020. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng Đề án Phát triển mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 50 cơ sở phục hồi chức năng, chăm sóc chuyên biệt và cung cấp dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng.
Hiện nay, đối tượng người mắc bệnh tâm thần đang được nhận trợ cấp xã hội theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP là 180.000 đồng/tháng. Để tạo điều kiện cho họ có việc làm, ổn định cuộc sống, đến nay đã có 21 tỉnh, TP phê duyệt kế hoạch thành lập mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội với tổng số gần 8.800 người. Một số địa phương như Quảng Ninh, Long An, Bến Tre, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, An Giang, Khánh Hoà, Phú Yên đã bước đầu hình thành mạng lưới cộng tác viên và nhân viên công tác xã hội, góp phần trợ giúp cho các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo và các đối tượng xã hội khác tiếp cận, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội, y tế, giáo dục, học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống.
Ngọc Diệp
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền