Theo dõi Báo Thanh tra trên
Quang Dân
Thứ bảy, 07/09/2024 - 09:28
(Thanh tra) - Dự án Laimian City có quy mô hơn 13.000 căn hộ, được xác định xây dựng không phép từ năm 2019. Mặc dù vậy, đã hơn 5 năm công trình vẫn tồn tại tại trung tâm TP Thủ Đức, TPHCM. Trong khi đó, ngành chức năng vẫn chưa có biện pháp cụ thể để cưỡng chế tháo dỡ cụ thể mà chỉ dừng lại ở công tác đôn đốc, xác định diện tích vi phạm.
Khu nhà mẫu Dự án Laimian City được chủ đầu tư HDTC xây dựng phục vụ quảng cáo, bán hàng từ nhiều năm trước. Ảnh: Quang Dân
Hơn 5 năm, công trình vi phạm vẫn ngang nhiên tồn tại giữa trung tâm
Như Báo Thanh tra đã thông tin, liên quan đến xử lý triệt để các vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng của Dự án Laimian City (Khu đô thị An Phú - An Khánh, TP Thủ Đức, TPHCM), ngày 8/4/2024, Sở Xây dựng TPHCM đã có Văn bản số 2903/SXD-TT về việc thực hiện kết luận thanh tra liên quan dự án Khu đô thị An Phú - An Khánh. Theo đó, đề nghị UBND TP Thủ Đức chỉ đạo Thanh tra Xây dựng TP Thủ Đức và các đơn vị trực thuộc có biện pháp thu hồi đúng và đủ số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với các quyết định đã ban hành.
Về việc ban hành quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm theo các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Sở Xây dựng đã có Văn bản 68/SXD-TT ngày 4/1/2024 và số 5272/SXD-TT ngày 17/6/2024, đề nghị UBND TP Thủ Đức khẩn trương chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc chủ động xác định chính xác diện tích, vị trí, kết cấu công trình xây dựng vi phạm tại Khu D, Khu E thuộc Khu đô thị An Phú - An Khánh (dự án Laimian City - PV) để ban hành quyết định cưỡng chế, buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Ngoài vi phạm trật tự xây dựng tại Dự án Laimian City (dự án thành phần), kết luận của Thanh tra TPHCM còn chỉ ra một loạt sai phạm khác của chủ đầu tư HDTC liên quan đến quá trình triển khai xây dựng KĐT An Phú - An Khánh bao gồm việc xác định ranh giới, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động mua bán, chuyển nhượng bất động sản qua các thời kỳ.
Vì vậy, Thanh tra TPHCM đã có một loạt kiến nghị và biện pháp xử lý liên quan đến các sai phạm này. Trong đó, nổi bật là giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm với cá nhân thuộc quyền quản lý UBND TPHCM có sai phạm, thiếu sót theo kết luận thanh tra, tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm đề xuất hình thức xử lý phù hợp.
Về việc này, Báo Thanh tra đã có công văn gửi các cơ quan liên quan gồm Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng TPHCM, Sở Quy hoạch kiến trúc TPHCM và UBND TP Thủ Đức đề nghị cung cấp thông tin cụ thể.
TP Thủ Đức là “điểm nóng” vi phạm trật tự xây dựng
Ngoài ra, đối chiếu mốc thời gian các văn bản có thể thấy, động thái tiến hành cưỡng chế tháo dỡ đối với công trình vi phạm của Dự án Liamian City chỉ mới được ngành chức năng liên quan thúc đẩy từ đầu năm 2024, sau kiến nghị của Thanh tra TPHCM. Đây cũng chính là lý do khiến dự án có quy mô hơn 13.000 căn hộ, toạ lạc ngay trung tâm TP Thủ Đức ngang nhiên tồn tại hơn 5 năm qua dù nhiều lần bị xử phạt xây dựng không phép, gây bức xúc trong dư luận.
Trong khi đó, cũng với các vi phạm về trật tự xây dựng tương tự, UBND TP Thủ Đức, Sở Xây dựng TPHCM… đã kịp thời kiểm tra, xử lý buộc cưỡng chế, tháo dỡ công trình sai phạm một cách quyết liệt, triệt để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và được dư luận đánh giá rất cao như: Buộc tháo dỡ công trình sai phạm 1.000 m2 tại phường An Phú, TP Thủ Đức; cắt ngọn tòa nhà chung cư Ascent Lakeside (Quận 7); cưỡng chế 150 căn nhà xây dựng trên đất nông nghiệp tại phường Tân Tạo, quận Bình Tân…
Cần nói thêm, TP Thủ Đức với tính chất đặc thù, phức tạp của mô hình thành phố trong thành phố trên cơ sở hợp nhất 3 quận gồm Quận 9, Quận 2 và quận Thủ Đức với địa bàn rộng, dàn trải, nhiều năm qua vẫn là “điểm nóng” về vi phạm trật tự xây dựng.
Cụ thể, theo báo cáo của Sở Xây dựng TPHCM, từ 15/12/2023 - 15/6/2024, tổng số công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn TPHCM là 142 công trình. Bình quân 0,8 vụ/ngày, giảm 7,7 vụ/ngày, tỷ lệ giảm 90,8%, so với bình quân số vụ vi phạm trước thời điểm ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU là 8,5 vụ/ngày.
Trong đó, TP Thủ Đức là địa phương có số công trình vi phạm cao nhất với 52 công trình. Trong 52 công trình vi phạm có đến 21 công trình xây dựng không phép.
Trước đó, để tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn, Ban Thường vụ Thành uỷ đã có Chỉ thị số 23-CT/TU và Kế hoạch số 3333/KH-UBND ngày 15/7/2019. Điều đó cho thấy, các cấp chính quyền TPHCM luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với việc giám sát, kiểm tra, xử lý về vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn đảm bảo việc phát triển đô thị theo đúng quy hoạch được phê duyệt.
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU và Kế hoạch số 3333/KH-UBND (15/7/2019 - 15/6/2024) của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch của UBND TPHCM về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn TP tổng số công trình vi phạm: 2.977 công trình, bình quân 1,6 vụ/ngày, giảm 6,9 vụ/ngày, tỷ lệ giảm 81%, so với bình quân số vụ vi phạm trước thời điểm ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU là 8,5 vụ/ngày.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chủ tịch UBND TP Thanh Hoá Trần Anh Chung vừa có ý kiến chỉ đạo phê bình tập thể, cá nhân có sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách tại một loạt phường.
Hương Trà
07:30 04/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương, hiện nay, các doanh nghiệp chưa nộp về chủ đầu tư số tiền 1.115.483.000 đồng sai phạm do thanh toán tăng giá trị xây lắp thực tế tại công trình bị Thanh tra tỉnh Hải Dương kiến nghị thu hồi tại kết luận thanh tra.
Thanh Hoa
10:26 03/12/2024Hoàng Nam
09:00 30/11/2024Thanh Hoa
15:15 27/11/2024Hương Trà
18:49 26/11/2024Trần Trung
Chính Bình
Vũ Linh
Kim Thành
TK
Cảnh Nhật
PV
Trần Quý
Phương Anh
Kim Thành
PV