Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 25/07/2012 - 06:30
(Thanh tra) - Với 47 công trình thủy ở thượng lưu các sông Thu Bồn, Vu Gia…. Theo đó, sẽ có hàng chục nghìn ha rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh bị phá bỏ để nhường chỗ cho các dự án thủy điện. Và, tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép đã và đang diễn ra phức tạp, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái của con người. Vậy nhưng, việc tái tạo rừng theo quy định vẫn còn bị xem nhẹ… Đó đang là thực trạng tại Quảng Nam.
Khu tái định cư thủy điện A vương bị sạt lở nghiêm trọng, còn người dân thiếu đất sản xuất
Bí thư Huyện ủy Tây Giang, Briu Liếc khẳng định: “Còn rừng là còn Tây Giang”, và nó trở thành câu “khẩu hiệu” giữ rừng của cán bộ và nhân dân trong huyện. Tây Giang có 2 dự án thủy điện là TrHy và A Vương 3, và rừng phòng hộ của thủy điện A Vương nằm trên diện tích 6 xã của huyện, sẽ giao khoán bảo vệ rừng cho người dân trong thời gian tới.
Còn tại huyện Đông Giang với 7 công trình thủy điện đã và đang thi công, bao gồm: Thủy điện A Vương, Sông Kôn, Za Hung, An Điềm 2, Sông Bung 4A, Sông Bung 5, Sông Bung 6, trên diện tích hơn 1.914 ha đất rừng, trong đó có 840 ha rừng tự nhiên và gần 500 ha rừng trồng... Bức xúc nhất hiện nay là tại các Khu tái định cư Thủy điện A Vương, nhà cửa bị xuống cấp, thiếu đất sản xuất, thực sự gây khó khăn cho đời sống nhân dân. Vì vậy, 14 hộ dân ở khu tái định cư này đã phá 4 ha rừng phòng hộ để lấy đất sản xuất, gây hậu quả rất nghiêm trọng, nhưng khó xử lý.
Huyện Nam Giang có 2 dự án công trình thủy điện đang triển khai là Sông Bung 4 và Sông Bung 2, riêng diện tích rừng ở thủy điện Sông Bung 4 bị mất là 452,9 ha, trong đó rừng phòng hộ bị mất 141,5 ha. Việc xây dựng các khu tái định cư cho người dân chưa hoàn chỉnh, nên chưa biết cuộc sống của người dân có thực sự được ổn định? Trong lúc lợi dụng việc thi công thủy điện Sông Bung 4, gần 100m3 lim xanh tại khu đồi Cha Na đã bị lâm tặc tàn phá.
Tại công trình thủy điện Sông Tranh 2, 3 huyện Tiên Phước và Bắc Trà My, 5 năm qua hơn 1.000 hộ dân với 5.000 nhân khẩu phải di dời đến các khu tái định cư Trà Đốc, Trà Bui, Trà Giác, Trà Dơn và Trà Long. Thế nhưng, đến nơi ở mới người dân cũng bị thiếu đất sản xuất. Đây cũng là lý do vì sao 108 ha rừng nguyên sinh bị chính người dân sở tại tàn phá. Trước thực trạng này, tỉnh đang lập thủ tục chuyển đổi 750 ha đất rừng sang đất sản xuất cho dân, trong đó có 1 phần không nhỏ diện tích rừng phòng hộ sông Tranh. Rừng vì vậy lại mất thêm…
Tại các thủy điện Đắk Mi 4A và 4C đang xây dựng ở huyện Phước Sơn cũng nằm trong nỗi lo mất rừng tương tự. Bởi tại khu tái định cư Nước Lang, Phước Xuân, Lao Mưng… người dân cũng đang thiếu đất sản xuất nên có nhiều người lén lút khai thác gỗ trái phép, đốt phá rừng phòng hộ làm nương rẫy kiếm cái ăn.
Theo đánh giá của các chuyên gia Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn hầu hết đã và đang triển khai những công trình thủy điện có quy mô lớn, thời gian tới khi thủy điện Sông Bung 4 tích nước với khối lượng gần 500 trịêu m3 thì lưu lượng nước của sông Vu Gia sẽ cạn kiệt, tình trạng khô hạn sẽ xảy ra triền miên vào mùa khô. Như vậy, việc xây dựng các công trình thủy điện đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng suy giảm nguồn nước vùng hạ lưu, cùng với những diễn biến bất thường của thiên tai lũ lụt.
Theo thống kê kỹ thuật, công trình thủy điện sử dụng 1 ha đất rừng thì có đến 3 ha rừng bị phá. Tuy nhiên, trách nhiệm này hầu như ít được quan tâm, công việc bảo vệ rừng hầu như phó thác cho ngành Kiểm lâm và chính quyền địa phương. Trước thực trạng này, Quảng Nam đang lập phương án tổng kiểm tra các công trình thủy điện, nhằm phòng ngừa thảm họa cho vùng hạ lưu khi mùa mưa lũ sắp về. Trong đó, nhất thiết phải đặt ra phương án giữ rừng, buộc các chủ đầu tư phải nhanh chóng tái tạo vốn rừng một cách hiệu quả nhất, vì nhiều năm qua, hàng chục dự án thủy điện đã làm mất hàng chục nghìn ha rừng tự nhiên, nhưng rất ít chủ đầu tư trồng mới lại rừng.
Ngày 13/01/2012, Quảng Nam đã có Quyết định 136/QĐ-UBND thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, nhằm tiếp nhận, chi trả các nguồn vốn cho dịch vụ môi trường rừng, nhằm bảo vệ, phát triển, tái tạo rừng... Song, hiện tại quỹ này vẫn chưa nhận được nguồn chi trả nào từ tất cả các nhà máy thủy điện.
Nguyên Ngọc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Ngày 13/12, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát động thi đua năm 2025.
Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.
Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Chính Bình
11:00 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng