Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 09/07/2012 - 14:48
(Thanh tra) - Được mùa rớt giá, với nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chừng như trở thành điệp khúc của “bài ca không bao giờ quên”, cho dù vụ mùa nào Nhà nước cũng đều định hướng giá sàn thu mua cho hạt lúa…
Các tỉnh ĐBSCL đang bước vào mùa thu hoạch 1,6 triệu ha lúa Hè Thu với năng suất đạt bình quân hơn 6,5 tấn l ha
Các tỉnh ĐBSCL đang bước vào mùa thu hoạch 1,6 triệu ha lúa Hè Thu với năng suất đạt bình quân hơn 6,5 tấn/ha, ước tổng sản lượng đạt hơn 9 triệu tấn. Thế nhưng, nông dân không vui vì điệp khúc “được mùa rớt giá” lại tái diễn, khiến cho giá lúa thấp chưa từng thấy. Những ngày cuối tháng 6 giá lúa tiếp tục sụt giảm mạnh từ 300 - 400 đồng/kg so với đầu tháng.
Hơn tuần qua, thời tiết đẹp thuận lợi cho việc phơi lúa khô, sạch nhưng việc tiêu thụ vẫn khó khăn ngoại trừ vài nơi tình hình mua lúa có khá hơn nhờ có hợp đồng xuất khẩu. Còn lại hầu hết người làm lúa gặp khó khăn vì giá lúa tươi ở các tỉnh khu vực ĐBSCL chỉ khoảng 3.500 đến 3.600 đồng/kg, còn lúa khô khoảng 4.500 đồng/kg, thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 20%.
Được biết, từ ngày 27/6, Bộ Tài chính đã có Công văn số 8605/BTC-QLG về việc công bố giá mua thóc định hướng vụ Hè Thu năm 2012 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Theo đó, giá thành sản xuất lúa kế hoạch vùng ĐBSCL vụ Hè Thu năm 2012 được quy định như sau: Đối với giá thành sản xuất lúa kế hoạch, mức giá thành sản xuất lúa kế hoạch vụ Hè Thu năm 2012 khoảng từ 3.524 - 4.540 đồng/kg; mức giá thành bình quân khoảng 3.993 đồng/kg.
Về giá mua thóc định hướng, căn cứ vào mức giá thành sản xuất lúa kế hoạch vụ Hè Thu năm 2012 do Bộ Tài chính công bố như trên, các cơ quan có thẩm quyền, các doanh nghiệp, cá nhân mua lúa với giá định hướng đảm bảo mức lãi tối thiểu cho người sản xuất lúa vụ Hè Thu năm 2012.
Tuy nhiên, nhiều nông dân cho biết, với mức giá bán lúa hiện tại thì không có lãi, thậm chí bị lỗ. Mặc dù vậy, tại một số địa phương thương lái vẫn không đến mua lúa. Tại Cần Thơ, Tiền Giang,… lúa IR50404 ở mức 3.700 - 3.800 đồng/kg (lúa tươi) và lúa khô 4.600 - 4.700 đồng/kg. Tại Đồng Tháp, nơi sản xuất đến gần 40% diện tích giống lúa IR50404, việc tiêu thụ lúa thực sự ảm đạm.
Những nơi thuận tiện về giao thông thì giá mua có cao hơn 200 đồng/kg, tức khoảng 4.900 đến 5.000 đồng/kg. Với các loại lúa dài, lúa thơm Jasmine giá từ 5.200 đồng/kg đến 5.700 đồng/kg. Tại Hậu Giang, nhiều thương lái mua lúa với giá cào bằng giữa giống IR 50404 với các giống lúa dài tốt. Mặc dù hồi đầu vụ, chính quyền địa phương và ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân không nên trồng loại giống lúa IR50404 và khống chế ở tỷ lệ không quá 20%. Do vậy, việc cào bằng giá mua giống lúa này đang tạo nên “hiệu ứng ngược”!
Phó tổng giám đốc Công ty CP Gentraco Cần Thơ Trần Thanh Vân lý giải nguyên nhân giá lúa xuống thấp là do thương lái biết trước vụ lúa Hè Thu này nông dân tiếp tục trúng mùa và chuẩn bị thu hoạch rộ trong khi vụ lúa Đông Xuân vừa rồi lúa trúng mùa và vẫn chưa tiêu thụ hết, còn tồn đọng nhiều.
Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo nông dân hãy bình tĩnh, tình hình tiêu thụ lúa sẽ không quá ảm đạm. Giá lúa sẽ tăng trở lại vào đầu tháng 7 tới. Ông Trần Thanh Vân cho biết thêm, những ngày qua, tại các kho của Gentraco ở các tỉnh vẫn tiến hành mua đều đặn với giá lúa IR50404 là 5.000 đồng/kg (lúa khô) và lúa thơm là 6.500 đến 6.600 đồng/kg.
Một trong những nguyên nhân khiến giá lúa Hè Thu giảm là do vụ này nông dân các tỉnh ĐBSCL trồng giống lúa IR 50404 (phẩm cấp gạo thấp) quá nhiều nên dẫn đến tình trạng bị dội chợ, ế hàng, khó bán. Ngoài ra, còn nguyên nhân nữa là do tiến độ xuất khẩu gạo chậm, lượng lúa gạo vụ Đông Xuân vẫn còn tồn đọng.
Trước tình hình trên, ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Chi nhánh Cần Thơ tiếp tục cảnh báo: Chừng nào nông dân vẫn trồng lúa theo ý thích, bất chấp hướng dẫn, khuyến cáo của các nhà khoa học và ngành Nông nghiệp, thì chừng đó điệp khúc được mùa - rớt giá - dội chợ - ế hàng vẫn còn tái diễn.
Từ phía nhà nông thấy, cho dù Nhà nước cảnh báo khống chế 20% diện tích gieo trồng giống lúa IR50404, nhưng có địa phương tăng diện tích gieo trồng gấp hai lần, mà không thấy có động thái trách nhiệm nào từ chính quyền các địa phương trong hoạch định kế hoạch này nhằm tránh thiệt hại cho nhà nông khitu hoạch vụ mùa.
Nhìn từ phía quản lý Nhà nước, việc công bố giá mua lúa định hướng vụ Hè Thu năm 2012 từ Bộ Tài chính cho thấy, sự quan tâm sát sao đến thu nhập của nhà nông. Thế nhưng, những định hướng này chừng như không một tác dụng phát huy nào.
Mặt khác, đến tư thương còn lượng định trước được vụ lúa Hè Thu này nông dân tiếp tục trúng mùa, trong khi lúa Đông Xuân vụ vừa rồi chưa tiêu thụ hết, còn tồn đọng nhiều, nên đã “dở trò” ép giá, trong lúc Nhà nước định hướng thu mua, nhiều công ty lương thực được hỗ trợ vốn, song cũng như nhiều năm, nhà nông chưa bao giờ nhìn thấy một cán lương thực nào bước đến chân ruộng trong vai trò thu mua hạt lúa…
Câu chuyện được mùa mất giá, vậy là đã rõ từ tư duy đến hành động. Có lẽ cứ vì vậy, mà “bài ca không bao giờ quên” vẫn còn nguyên đó một điệp khúc lặp đi lặp lại.
Minh Mẫn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên