Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lào Cai: Khẩn trương khắc phục sự cố thiên tai

Thứ ba, 19/02/2019 - 12:57

(Thanh tra) - Trận dông, lốc và mưa đá diễn ra trên diện rộng vào cuối giờ chiều ngày 17/2 đã gây thiệt hại lớn về nhà cửa, hoa màu và làm một số người bị thương. Trong đó, các huyện Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát và Sa Pa bị thiệt hại nặng.

Lực lượng của các địa phương giúp các hộ gia đình bị thiệt hại dựng lại nhà cửa, ổn định cuộc sống. Ảnh: QH

Sáng ngày 19/2, trao đổi với PV, ông Hoàng Chí Hiền, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Người phát ngôn của UBND tỉnh Lào Cai cho biết, sau khi sự cố thiên tai xảy ra, UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các địa phương, các đơn vị khẩn trương khắc phục sự cố thiên tai, giúp các hộ dân bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống.

Ông Quãng Văn Việt, Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Lào Cai cho biết, trận dông, lốc và mưa đá xảy ra vào cuối giờ chiều ngày 17/2 đã làm 2 người bị thương, 875 nhà dân, trường học (12 trường), nhà văn hóa (5 nhà), trụ sở làm việc bị hư hỏng, trong đó có 23 nhà bị đổ sập hoàn toàn, hư hỏng trên 70%; 110 nhà bị hư hỏng từ 30 - 70%; 712 nhà bị hư hại dưới 30%.

 Trận dông, lốc và mưa đá đã làm 23 nhà đổ sập hoàn toàn. Ảnh: QH

Huyện Bảo Yên là địa phương bị thiệt hại nhiều nhất với 540 căn nhà bị hư hỏng; Văn Bàn 93 căn; Sa Pa 66 căn; Bát Xát 56 căn; Bảo Hà 25 căn; Mường Khương 17 căn và TP Lào Cai 29 căn.

Dông, lốc và mưa đá cũng đã làm nhiều công trình giao thông, thông tin, đường điện bị ảnh hưởng; Hàng trăm ha cây hoa màu bị dập nát, gãy đổ. Trong đó, lúa và rau màu 6,4 ha; cây ăn quả 54,4 ha… gia cầm bị chết gần 1.100 con. Hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ, song, theo ước tính thiệt hại gây ra cho tỉnh Lào Cai khoảng 10 tỷ đồng.

Theo ông Việt, ngay sau khi nhận được bản tin cảnh báo của Đài Khí tượng Thủy văn Lào Cai, ngày 16/02/2019, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã có Công văn số 31/VPTT-TH thông báo đến UBND các huyện, thành phố và các sở, ngành, thành viên Ban Chỉ huy để chủ động triển khai công tác phòng, tránh; tổ chức trực ban 24/24h để tiếp nhận, xử lý thông tin về diễn biến thời tiết, thiên tai kịp thời đến các địa phương và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

12 trường học, 05 nhà văn hóa bị tốc mái. Ảnh: QH

“Sau khi sự cố thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố đã khẩn trương huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình dọn dẹp, gia cố, lợp lại nhà ở. Đối với hộ gia đình có nhà bị sập đổ hoàn toàn tại huyện Văn Bàn, Bảo Yên, các cơ quan chức năng của huyện, xã đã đến động viên thăm hỏi, huy động lực lượng giúp làm lán ở tạm, sắp xếp ở nhờ nhà người thân. Đến thời điểm hiện tại công tác khắc phục bước 1 cơ bản hoàn thành, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân. Các huyện tiếp tục thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại và xây dựng phương án hỗ trợ theo quy định” - ông Việt cho biết.

Theo phản ánh của người dân địa phương, trong những năm gần đây, sự cố thiên tai dông, lốc và mưa đá không xảy ra vào thời điểm này. Đây là một hiện tượng lạ.

Mặc dù vẫn còn nhiều thiếu thốn, khó khăn, song đến thời điểm này, hầu hết các hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra đã cơ bản được khắc phục, từng bước ổn định cuộc sống.

TQ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?

Hoàng Nam

09:11 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm