Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 13/01/2020 - 12:36
(Thanh tra) - Người dân Việt Nam ngày càng tin rằng tham nhũng đang thuyên giảm và các nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước là có hiệu quả hơn, theo Phong vũ biểu Tham nhũng Việt Nam 2019 (VCB 2019).
Hơn 100 đại biểu tới từ Thanh tra Chính phủ, Ban Nội chính Trung ương, Ban Nội chính Thành uỷ Hà Nội, Đại sứ Đan Mạch và Đại sứ Bỉ tại Việt Nam, đại diện các đại sứ quán, các tổ chức của Liên hợp quốc... đã tham gia lễ công bố VCB 2019. Ảnh: TT
Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) - cơ quan đầu mối quốc gia tại Việt Nam của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) cho biết, đã công bố kết quả khảo sát VCB 2019 tại Hà Nội và tại TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của hơn 100 đại biểu tới từ Thanh tra Chính phủ, Ban Nội chính Trung ương, Ban Nội chính Thành uỷ Hà Nội, Đại sứ Đan Mạch và Đại sứ Bỉ tại Việt Nam, đại diện các đại sứ quán, các tổ chức của Liên hợp quốc...
Theo kết quả của TT, lần đầu tiên trong bốn lần khảo sát, báo cáo này ghi nhận sự giảm xuống rõ rệt về tỷ lệ người dân phải hối lộ khi sử dụng dịch vụ công. Đây là những tín hiệu cho thấy sự chuyển biến tích cực trong cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam. Tuy vậy, người dân vẫn cho rằng tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam, đòi hỏi cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa nỗ lực của các bên nhằm giảm tham nhũng và đảm bảo phát triển bền vững.
VCB 2019 thu thập dữ liệu về nhận thức và trải nghiệm của người dân đối với tham nhũng, quan điểm của họ về các nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Nhà nước và tính hiệu quả của các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
Khảo sát này dựa trên phương pháp nghiên cứu của Phong vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu của TI, đã được thực hiện tại Việt Nam vào năm 2011, 2013, và 2017. Dữ liệu được thu thập trong tháng 7 và tháng 8 năm 2019 thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp với 1.085 người dân tại 19 tỉnh, thành mang tính đại diện trong cả nước. Các cuộc phỏng vấn định tính cũng được thực hiện vào tháng 11 năm 2019 để hiểu sâu hơn quan điểm và trải nghiệm của người dân. VCB 2019 được thực hiện với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Đan Mạch và Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam.
Theo báo cáo VCB 2019, bên cạnh việc cải tổ, hoàn thiện khung khổ pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Nhà nước đã và đang thực thi nhiều biện pháp cụ thể để phòng, chống tham nhũng, tiêu biểu là việc đưa ra xét xử một số lượng lớn chưa từng có các vụ tham nhũng quy mô lớn. Nhờ có những nỗ lực này, cứ hai người dân được khảo sát năm 2019 thì có một người cho rằng các hoạt động phòng, chống tham nhũng là có hiệu quả, tăng hơn gấp đôi so với tỷ lệ năm 2016. Số lượng người dân tin rằng họ có thể tạo ra sự khác biệt trong công cuộc phòng, chống tham nhũng cũng tăng lên đáng kể sau ba năm (71% năm 2019 so với 55% năm 2016).
Tuy vậy, nhiều thách thức vẫn còn tồn tại. Mặc dù trải nghiệm tham nhũng giảm xuống, người dân vẫn rất quan ngại về tham nhũng. Năm 2019 tham nhũng đứng vị trí thứ tư trong số những mối quan tâm hàng đầu của người dân Việt Nam, so với vị trí thứ bảy năm 2016. Mặc dù tin rằng mình có vai trò trong cuộc chiến chống tham nhũng và sẵn sàng tố cáo tham nhũng nhưng người dân hiếm khi làm vậy trên thực tế. 49% số người được khảo sát cho rằng việc tố cáo không có tác dụng và lo sợ phải gánh chịu hậu quả do tố cáo. Đáng chú ý, đa số người dân được khảo sát cho rằng các nhóm lợi ích đang chi phối một cách thiếu minh bạch các chính sách và quyết định của Nhà nước vì lợi ích riêng.
“Việc người dân nghi ngờ rằng các công ty lớn và các nhóm lợi ích đang thao túng các chính sách và quyết định của Nhà nước là một điều rất đáng lo ngại”, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cao cấp, thành viên Ban Cố vấn của TTbình luận. “Nhà nước cần sớm đưa ra các biện pháp, như quy định về vận động hành lang cho doanh nghiệp để khôi phục và củng cố niềm tin của người dân.”
Báo cáo VCB 2019 đưa ra khuyến nghị với Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp, người dân và các bên liên quan nhằm tăng cường cả công tác phòng ngừa và chống tham nhũng. Nâng cao tính liêm chính của các cán bộ, công chức Nhà nước, cũng như áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với các đối tượng tham nhũng là hai khuyến nghị được người dân nêu ra nhiều nhất. Nữ giới nổi lên như là một chủ thể quan trọng trong việc phòng, chống tham nhũng khi họ có vẻ ít đưa hối lộ hơn nam giới, cũng như lên án tham nhũng nhiều hơn. Do đó, các chương trình phòng, chống tham nhũng cần khai thác tiềm năng và tạo điều kiện cho nữ giới nói riêng, và người dân nói chung tham gia vào hành động.
Bà Nguyễn Thị Kiều Viễn, Giám đốc Điều hành TT nhấn mạnh: “Người dân Việt Nam tin rằng họ có thể tạo sự khác biệt trong cuộc chiến chống tham nhũng. Vì vậy, Đảng và Nhà nước, ở tất cả các cấp, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cũng như hướng dẫn phương thức và cơ chế cụ thể để người dân tham gia phòng, chống tham nhũng. Điểm quan trọng nữa là cần đảm bảo rằng những người đấu tranh chống tham nhũng sẽ không phải gánh chịu hậu quả tiêu cực”!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến quà vặt, đồ ăn trước cổng trường đã gây hậu quả nghiêm trọng, khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Thức ăn đường phố, bao gồm cả quà vặt cổng trường, nguyên nhân xác định thường là bị nhiễm khuẩn như Ecoli - loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột và khuẩn gây tả. Đáng lo ngại, hàng ăn vặt được bán trên những xe lưu động rất khó kiểm soát.
Phương Anh
07:31 31/10/2024(Thanh tra) - Ngày 30/10, sau hơn 24h kể từ thời điểm lũ rút, "rốn lũ" huyện Lệ Thủy và một số xã vùng trũng huyện Quảng Ninh (Tân Ninh, Hiền Ninh) vẫn còn hàng ngàn ngôi nhà đang bị ngập. Chính quyền địa phương và người dân nơi đây đang tiến hành khẩn trương khắc phục hậu quả với phương châm “nước rút đến đâu, khắc phục đến đó”.
Lê Hữu Chính
20:08 30/10/2024Thái Hải
19:52 30/10/2024Phạm Hưng
16:57 30/10/2024Hoàng Nam
16:40 30/10/2024Kim Thành
16:32 30/10/2024Phương Anh
N. Phê - L. Bình
Uyên Uyên
Hương Giang
T.Thanh
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Thái Hải
Uyên Uyên
Hương Giang