Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần biết lắng nghe

Thứ năm, 05/07/2012 - 06:37

(Thanh tra)- Trong thời đại thông tin truyền thông hiện đại ngày nay, cái gì cũng nhanh, cũng có… Và, chúng ta ngỡ như mọi người đều biết hết các sự kiện, các vấn đề. Chúng ta đã nhầm!

Một số lãnh đạo họp, liên miên, hết lên tàu lại xuống xe, nghe điện thoại, trả lời phỏng vấn, báo cáo cấp trên… nên rất ít đọc. Dẫn đến họ chỉ biết các vấn đề qua báo cáo. Dẫn đến không ít vấn đề được chứng kiến, họ ngỡ ngàng… Ngạc nhiên chưa? Vẫn chưa hết, có vị khi đài, báo đưa tin chính xác 100%, vẫn thở dài: “Làm gì có chuyện ấy!”. Nặng nữa thì hô: “Tin vịt!”.
    
Thế nhưng, qua theo dõi sẽ thấy quan niệm coi thường thông tin báo chí ấy là có thật. Và rất đáng báo động! Xin được dẫn ra: Chỉ riêng thông tin về chặt phá rừng, kể cả rừng đặc dụng, rừng nguyên sinh, rừng bảo tồn quốc gia, rừng đầu nguồn… cùng với thông tin về gỗ lậu, lâm tặc chống người thừa hành công vụ… ra rả trên đài, báo suốt 20 năm qua, nếu xếp lại có thể cao bằng núi. Nhưng, các biện pháp, chủ trương phòng, chống xem ra thật “èo uột”. Có cũng như không. Người bắt, kẻ tha… Có ông còn nói trắng ra: “Dân không vào rừng chặt cây lấy gì mà sống? Dân họ có nghề ngỗng gì đâu?”. Còn dân thì mỉa mai: Không phá rừng đặc dụng lấy đâu gỗ quý cho quan làm nhà, làm cửa…?”.

Trận chiến xem chừng chưa có hồi kết. Chỉ thương dân hết “dự án khoanh nuôi bảo vệ rừng, 327”, “phủ xanh đất trống đồi trọc, rừng bãi bồi, ven biển…” của Nhà nước, rồi thì càng phá rừng tợn, hậu họa thiên tai sẽ không lường hết…

Vậy là, rất cần cùng dân bàn cho ra nhẽ “kế sách” dài lâu… Mỗi người dân phải là một cán bộ bảo vệ rừng, ăn lộc của rừng, hưởng lợi từ rừng, chứ không phải quan xa, quan gần! Và, cần thiết báo chí nhân rộng thông tin, tuyên truyền…

Lại nói chuyện cán bộ biên chế… Báo chí đã đưa phóng sự, bút ký cách đây hơn 30 năm mà nay còn mới nguyên. Vậy là không sửa, không chấn chỉnh? Quản lý Nhà nước kiểu gì, mà có xã vẫn nghèo đói như xưa, cán bộ gấp 5, gấp 10 thời phong kiến, thực dân. Có nơi vẫn chày đạp giã gạo như xưa, đất đai ngày một cằn cỗi, nhà tranh vách đất, ăn bữa hôm lo bữa mai… Và đây là con số có thật 100%, không hề bôi xấu: Xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa có đến 500 cán bộ “cai trị” 2.000 hộ dân. Vậy là, cứ 4 hộ có 1 cán bộ ăn lương Nhà nước làm việc cho xã, không phải cày bừa, chỉ đi thu thuế và tuyên truyền chính sách… Vậy là, nhất thế giới về quản lý nông thôn và chắc cũng sẽ hưởng… đói nghèo nhất vùng!

Học tâp nông thôn, nhiều cơ quan Nhà nước cũng đang “phình” về biên chế. Từ khi có chính sách giảm biên, nhiều cơ quan đua nhau tăng gấp 2, gấp 3 lần trước. Có lẽ không phải vì trụ sở khang trang hơn, mà vì lãnh đạo mới thoáng hơn. Nhưng, cũng phải dè chừng, vì có nơi, cán bộ thanh tra than: Quanh năm chỉ có đọc đơn, còn vào đoàn thanh tra thì lãnh đạo còn phải xếp hàng… đến lượt mình, còn lâu. Nghĩa là, việc ít, người nhiều, tụm 5, tụm 3 đàm tiếu là có, lương ít lại kêu là có. Lương là từ thuế thu của dân. Dân đói, mình no sao được, lại còn giá cả tăng lên nữa…

Việc giảm biên xem chừng khó hơn ở nước ngoài. Sao ta không học họ một lần, học kỹ, làm thật tốt, cho lâu dài… kể cả học cách bảo vệ rừng và tin theo báo chí?

   
     
    Hoàng Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm