Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tượng Phật từng sang Nhật Bản cầu an sóng thần

Thứ tư, 16/12/2015 - 15:17

Sở hữu hàng trăm cổ vật quý, nhưng lần đầu tiên hòa thượng ở chùa Quán Thế Âm (Đà Nẵng) nhìn thấy pho tượng Bồ tát Quan Âm cưỡi trên đầu rồng một sừng, mình cá. Pho tượng sau đó được đưa sang Nhật Bản để làm mẫu tượng cầu an sóng thần.

Pho tượng Bồ tát Quan âm cưỡi long ngư đang được trưng bày tại Bảo tàng văn hóa Phật giáo ở chùa Quán Thế Âm. Ảnh: Nguyễn Đông.

Hòa thượng Thích Huệ Hưng, người sống lâu năm ở chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) tiết lộ, trong số 200 báu vật của Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam sắp "trình làng", tượng Bồ tát Quan Âm ngự trên con long ngư (đầu rồng mình cá) thuộc hàng "chưa từng xuất hiện ở đâu". Pho tượng được trưng bày cùng kệ với báu vật cầu con cái trong cung vua Nguyễn.

Tượng cao gần 50 cm, nặng khoảng 7 kg bằng chất liệu đồng đúc, niên đại khoảng đầu thế kỷ 20, thể hiện con rồng một sừng, mình cá đang nhả ra cơn sóng dữ, phía dưới là sóng biển cuộn trào. Ngự phía trên là Bồ tát Quan Âm cầm viên ngọc Định hải châu (viên ngọc làm cho sóng yên biển lặng) chế ngự.

Thầy Hưng kể, vài năm trước một người dân tình cờ đào được pho tượng đã đưa đến hiến tặng nhà chùa. Quá bất ngờ trước hình dáng khác lạ của tượng, các nhà sư quyết tâm nghiên cứu và tra được thông tin liên quan trong kinh Phẩm Phổ Môn: Long ngư chư quỷ nạn/ Niệm bỉ Quán âm lực/ Ba lãng bất năng một (tạm dịch: ở nơi biển lớn có con cá rồng làm thành sóng dữ thì niệm cho thấu Quan âm sẽ được phù hộ cho lặng sóng).

"Tượng Bồ tát Quan Âm ngự trên rồng tôi đã bắt gặp nhiều, nhưng đầu rồng mà mình cá thì đúng là lần đầu tiên nhìn thấy, khác hẳn với bộ tứ linh long, ly, quy phụng của nhiều nước phương Đông. Nói đến sóng to gió lớn ở biển cả thì Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Việt Namthường hay gặp phải thiên tai này. Hình ảnh đức Quan Âm ngự là tượng trưng cho sự che chở", thầy Hưng cho hay.

Không chỉ các nhà sư mà giới nghiên cứu khi vào chùa Quán Thế Âm giám định các cổ vật đều phải thốt lên ngạc nhiên khi lần đầu bắt gặp một pho tượng lạ mắt. "Bức tượng quý hiếm chính ở kiểu dáng, nhưng vẫn đậm nét thẩm mỹ", ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Phó giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, nói.

Đầu năm 2015, một thượng nghị sĩ Nhật Bản đến thăm chùa Quán Thế Âm, khi nước này đang xây dựng Trung tâm văn hóa Việt - Nhật tại ngọn núi Kim Sơn (quận Ngũ Hành Sơn). Thượng tọa Thích Huệ Vinh khi đó đã giới thiệu về pho tượng Bồ tát cưỡi long ngư và cho biết ý định sẽ làm một pho tượng tương tự cao khoảng 2-3 m để tặng cho một ngôi chùa ở Nhật Bản.

Phía sau pho tượng đã được đánh mã số. Ảnh:Nguyễn Đông.

"Về tâm linh, việc làm pho tượng theo hình mẫu này là ước mong hóa giải, ngăn ngừa sóng thần ở Nhật Bản để người dân bớt khổ trước thiên tai", thượng tọa Thích Huệ Vinh nói và cho hay chùa Quan Thế Âm đã làm lễ cầu nguyện sau thảm họa sóng thần ở Nhật Bản năm 2011, quyên góp tiền để chia sẻ phần nào khó khăn của người dân đất nước mặt trời mọc.

Sáng hôm sau, ngài thượng nghị sĩ trở lại chùa, cùng đi có đại diện Sở Ngoại vụ Đà Nẵng. "Ngài ấy nói ở Nhật Bản đã đi sưu tầm khắp nơi nhưng không tìm được pho tượng tương tự như Bồ tát Quan Âm cưỡi long ngư, rồi bày tỏ nguyện vọng muốn thỉnh tượng về Nhật Bản thờ cầu an sóng thần", thầy Hưng kể.

Nhà chùa đồng ý và làm các thủ tục cho ngài thượng nghị sĩ mượn tượng về Nhật Bản một tháng. Về nước, ngài thượng nghị sĩ cho đúc tượng theo mẫu Bồ tát Quan âm cưỡi long ngư đặt tại các chùa ven biển ở Nhật Bản để người dân đến cầu nguyện và có thêm niềm tin sẽ được đức Phật che chở khỏi nạn sóng thần.

Đến lễ kỷ niệm 70 năm sau thảm họa bom nguyên tử ở tỉnh Nagasaki (Nhật Bản), chính ngài thượng nghị sĩ đã trở lại, cùng với lãnh đạo tỉnh này đem theo 3 cây long não (loài cây sống sót sau thảm họa) trồng tại Trung tâm văn hóa Việt - Nhật. Câu chuyện về pho tượng quý một lần nữa được nhắc đến như một nhân duyên cho mối giao lưu văn hóa Việt - Nhật.

Theo Vnexpress

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm