Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nỗ lực của chương trình thuần Việt

Thứ tư, 07/05/2014 - 20:00

(Thanh tra)- Chỉ tính riêng buổi tối, trung bình một tuần có khoảng 10 chương trình truyền hình giải trí được phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam. Đa phần đều là những chương trình ngoại nhập. Còn, chương trình thuần Việt thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Chương trình Lục Lạc Vàng trao tặng bò cho nông dân. Ảnh: Trà Vân

Nhiều chiêu trò

Từ lâu nay, hàng loạt chương trình truyền hình thực tế phiên bản quốc tế, làm mưa làm gió trên truyền hình Việt Nam, như: Vietnam Idol, The Vocie, Vietnam’s next top model, Vietnam’s got talent, The Voice Kids… đã làm thay đổi diện mạo lĩnh vực giải trí trên truyền hình.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, đã xuất hiện nhiều mặt trái của các chương trình “nhập ngoại”, bởi vô số những lố bịch, phản cảm, thậm chí những “chiêu trò” nhảm nhí, trái với thuần phong mỹ tục của người Việt. Có thể nhắc tới chương trình “The Voice” đình đám trên truyền hình Mỹ, Anh những năm gần đây, khi đến Việt Nam vào năm 2012 với tên gọi “Giọng hát Việt” đã lập tức nhận được sự quan tâm lớn nhất của khán giả. Sang mùa thứ 2, “Giọng hát Việt” dần đuối sức, dù chương trình có sự tham gia của các huấn luyện viên tên tuổi: Mỹ Linh, Hồng Nhung, Quốc Trung và Đàm Vĩnh Hưng. Đêm chung kết cuối cùng của “Giọng hát Việt” mùa thứ 2, sau việc đăng quang của Thảo My, cô gái 16 tuổi, cho thấy sân chơi này là sự nhạt nhòa của các thí sinh, những hạn “sạn” trong khâu tổ chức, lỗi dẫn tai hại của MC…

Bên cạnh đó, nhiều chương trình truyền hình thực tế lớn với lượng khán giả cao ở nước ngoài, nhưng khi đến Việt Nam lại sớm bị nhàm chán, như “Tìm kiếm tài năng Việt Nam - Vietnam’s got Talent” sang mùa thứ 2 cũng thành đơn điệu, khi mà những tài năng trên truyền hình vẫn quẩn quanh nhảy, hát, xiếc, mãi võ và một số bộ môn thể thao mạo hiểm.

Vietnam Idol, ngoài chiến thắng của Uyên Linh có vẻ tạo được sự quan tâm của số đông khán giả, thì đến giờ, sau 5 năm tổ chức tại Việt Nam, đã thiếu điểm nhấn, đơn giản bởi chất lượng thí sinh không cải thiện. Tương tự, “Vietnam’s next top model 2013” bị chê thiếu cá tính, quá lắm chiêu trò giật gân, như giám khảo tát thí sinh, mắng thí sinh không tiếc lời, giám khảo nước ngoài có hành động phi giới tính…

Thiếu giờ “vàng”

“Giờ "vàng", kênh "vàng" là rất cần thiết để chương trình thuần Việt xuất hiện. Đó là sự động viên để chương trình ngày càng phát triển cả về chất và lượng, xóa dần khoảng trống chương trình thuần Việt - điều mà những người làm truyền hình đang thực sự trăn trở”, nhà báo Hương Giang chia sẻ.
Trong khi đó, không thể phủ nhận sự nỗ lực của các chương trình truyền hình thực tế của Việt Nam. Các chương trình: Lục lạc vàng, Như chưa hề có cuộc chia ly, Ước mơ Việt Nam, Bài hát yêu thích… thậm chí là chương trình Đồ Rê Mí, dù có nhiều ý kiến khen chê, nhưng mặt tích cực vẫn lớn hơn, bởi nhà sản xuất đã tạo được một sân chơi sôi động và bổ ích cho các em nhỏ. 

Bên cạnh đó, Ước mơ Việt Nam là một chương trình hoàn toàn khác biệt. Trong bối cảnh, truyền hình thực tế nhập ngoại đang chen chân trên sóng các kênh truyền hình Việt Nam, thì sự mạnh dạn dấn thân của Ước mơ Việt Nam với thể loại này thực sự là một quyết định đáng khích lệ. Theo đó, trong mỗi chương trình phát sóng hàng tuần, chương trình sẽ mang đến câu chuyện thú vị về trải nghiệm của các học sinh thành thị phải vượt qua những trở ngại trong cuộc hành trình đến với các bản làng xa xôi, vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn để tìm đến, giúp đỡ với các bạn cùng trang lứa đang đối mặt với những thách thức. Mỗi chương trình sẽ có một bạn học sinh vùng sâu, vùng xa được trao học bổng, nhưng hành trình của những người trẻ tuổi đến với nhau hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm, bài học thú vị cho không chỉ những người tuổi nhỏ.

Hay như chương trình Lục lạc vàng đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo bởi món quà tặng thật có ý nghĩa. 

Và không thể không nhắc tới chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” chiếm được trái tim hàng triệu công chúng trong suốt thời gian qua.

Tuy nhiên, để khuyến khích các chương trình thuần Việt, một vài chương trình đã được phát sóng giờ vàng, nhưng phát ở những kênh “vàng” như các chương trình du nhập thì chưa có. Trong khi phần lớn công chúng xem truyền hình vẫn có thói quen xem các kênh VTV1, VTV2, VTV3, thì chỉ tính riêng buổi tối, trung bình một tuần trên các kênh  này có khoảng 10 chương trình truyền hình giải trí được phát sóng, và đa phần đều là chương trình… ngoại nhập. Còn, chương trình thuần Việt thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chương trình thuần Việt duy nhất chen được chân vào khung giờ vàng là Chúng tôi là chiến sỹ. Còn lại đều mang tính thời điểm như Đồ Rê Mí, Bài hát yêu thích... 

Trà Vân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm