Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 18/09/2011 - 10:57
(Thanh tra) - Tình hình kinh tế tài chính ở châu Âu đáng ngại hơn lúc nào hết. Các thị trường chứng khoán tại đây lại lao dốc, vào lúc các ngân hàng châu Âu bị hút vào bão táp. Nguyên nhân là do “thái độ mất tin tưởng ngày càng cao đối với kế hoạch cứu vãn Hy Lạp”.
Kinh tế Châu Âu vẫn đang đà đi xuống
Việc các ngân hàng châu Âu tham gia vào kế hoạch cứu Hy Lạp, triển hạn nợ của Athens, là một yếu tố then chốt trong gói tài chính thứ hai (159 tỷ euro, trong đó có 109 tỷ euro là do Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) “bơm”. Ngoài ra, 50 tỷ euro còn lại là do các khu vực tư nhân đóng góp)… nhằm giải cứu cho quốc gia này.
Tuy nhiên, trong suốt mấy ngày qua sự vững chắc vốn có của các ngân hàng châu Âu đang bị phủ trùm bởi một tâm lý lo ngại, và mất tin tưởng. Theo các chuyên gia kinh tế, ảnh hưởng tâm lý này còn xuất phát từ lo ngại về nợ công các quốc gia yếu nhất vùng đồng euro, trong đó đứng đầu là Hy Lạp mà nhiều người tin là vô phương cứu chữa, và sẽ vỡ nợ nay mai.
Lập luận nhiều cơ sở này viện dẫn lý do khá rõ. Theo đó, kế hoạch trợ giúp Hy Lạp của châu Âu, dù được quyết định từ ngày 21/7, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Thêm vào đó là nhều hoài nghi về hiệu quả từ kế hoạch thắt lưng buộc bụng của Ý cũng tạo thêm tâm lý mất lòng tin từ dư luận. Các ngân hàng chao đảo đã thúc đẩy thị trường chứng khoán tuột dốc theo suốt mấy ngày qua.
Theo các chuyên gia, sự mất tin tưởng hiện nay, mặc dù đã có biết bao nỗ lực cứu giúp Hy Lạp, bắt nguồn từ hai yếu tố: Trước tiên là không có sự hợp tác tích cực của Hy Lạp. Nhìn lại khoảng thời gian hai năm sau khi quốc gia này nhận tiền tháo khoán châu Âu, Hy Lạp vẫn không có một sự tiến bộ nào cả, không có một sự thay đổi nào cả, guồng máy hành chính vẫn vô tổ chức, Athens vẫn không lập được một danh sách các tập đoàn để tư hữu hoá theo yêu cầu của châu Âu. Hiện tượng gian lận thuế vẫn tràn lan, cho nên, dễ hiểu là tủ két của Nhà nước trống rỗng.
Nhưng ngược lại thì phía các đối tác của Hy Lạp cũng có những điều làm mất tin tưởng: Như Phần Lan, ký thoả thuận chung, nhưng phía sau lại xé lẻ, đòi những điều kiện riêng, hoặc như bà Lagarde, lãnh đạo IMF, đưa ra một kế hoạch trợ giúp, trước khi khuyên các ngân hàng tìm thêm nguồn vốn để khỏi bị vỡ nợ.
Và như vậy, tình hình ở châu Âu, theo ghi nhận là sắp đến mức nguy kịch. Nhiều lãnh đạo ngân hàng không che dấu là đã đến mức báo động. Bởi, suy cho cùng, giải pháp ngày 21/7 là phải khẩn cấp phê duyệt kế hoạch giúp Hy Lạp, đồng thời đưa ra biện pháp thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng vấn đề là các quốc gia hiện không còn khả năng tài chính ngân sách như vào năm 2008.
Thế nhưng, cũng có ý kiến cho rằng, so sánh như thế không đúng, vì khủng hoảng hiện nay không những khác với năm 2008, mà nó còn có thể nghiêm trọng hơn nữa. Nó khác ở chỗ là khó khăn các ngân hàng gặp phải không do hoạt động của chính họ, mà do những mối lo ngại kinh tế suy thoái và tác động của kịch bản này đối các quốc gia nợ nần chồng chất nợ công.
Kỳ Sơn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà