Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Từ Điện Biên Phủ đến Hiệp định Giơ ne vơ

Thứ tư, 07/05/2014 - 11:00

(Thanh tra) - Trong 2 ngày 6 - 7/5, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) diễn ra hội thảo Khoa học quốc tế "Từ Điện Biên Phủ đến Hiệp định Giơ ne vơ: Nhìn từ khía cạnh quốc tế".

Lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Ảnh: TTXVN

Trong 2 ngày diễn ra hội thảo, các đại biểu cùng nhau thảo luận 4 nội dung chính: Bối cảnh trong nước và quốc tế của chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ ne vơ; đường tới Giơ ne vơ; khía cạnh quốc tế của Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ ne vơ và ủng hộ của quốc tế đối với Việt Nam trong va sau Điện Biên Phủ.

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ôn lại lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ: Cách đây 60 năm, vào mùa hè lịch sử năm 1954, quân và dân ta, với khí thế quyết chiến quyết thắng, với lòng quả cảm vô song, đã nhất tề xông lên như ngọn sóng gầm cuốn phăng toàn bộ tập đoàn cứ điểm quân sự của Pháp ở Điện Biên Phủ, nơi được mệnh danh là pháo đài 'bất khả xâm phạm" của chủ nghĩa thực dân đế quốc, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX, đồng thời tác động mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nhiều quốc gia trên thế giới. 

Trong quá trình tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ rồi đến Hiệp định Giơ ne vơ, đây là lần đầu tiên ngoại giao Việt Nam bước lên vũ đài quốc tế. Khác với các hội nghị trước đó, chủ yếu là đàm phán song phương, với Hiệp định Giơ ne vơ lần đầu tiên ngoại giao Việt Nam tham gia 1 hội nghị quốc tế đa phương với sự hiện diện của các nước lớn, trong đó mỗi nước có sự quan tâm và lợi ích khác nhau. Vì vậy, nhìn ở khía cạnh quốc tế từ Điện Biên Phủ đến Hiệp định Giơ ne vơ còn nhiều việc phải bàn.

"Với tinh thần "ôn cố tri tân", hi vọng tại hội thảo này, các học giả trong và ngoài nước sẽ cùng trao đổi những suy nghĩ mới đa chiều nhằm phát hiện và làm sáng tỏ thêm những khía cạnh quốc tế khác nhau của chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời rút ra những bài học thiết thực cho hôm nay", GS Khánh nhấn mạnh.

Phát biểu tham luận tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Đình Lê, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khẳng định, chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa vạch thời đại. "Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi đánh dấu sự chấm dứt của chủ nghĩa thực dân Pháp cũ ở Đông Dương, đồng thời đánh dấu kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến thần thánh lần thứ nhất của nhân dân Việt Nam". 

Các đại biểu tham dự hội nghị bàn tròn tại hội thảo. Ảnh: Hải Hà

Trên phương diện quốc tế, sự kiện Điện Biên Phủ đã vạch ra 1 thời khắc quan trọng đối với bộ mặt của trật tự thế giới lúc bấy giờ, thời điểm mà các dân tộc thuộc địa và bị áp bức mạnh mẽ vùng dậy giành lại nền độc lập vốn từ lâu đã bị các nước đế quốc phương Tây chiếm đóng (tiêu biểu như 17 quốc gia châu Phi), làm xáo trộn một cách cơ bản và sâu sắc đến diện mạo trật tự thế giới 2 cực lúc bấy giờ. 

Trên phương diện quốc nội, thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã khép lại 9 năm chiến đấu gian nan mà anh dũng của toàn thể dân tộc Việt Nam chống lại ách xâm lược của Pháp, góp phần mở ra 1 thời kỳ lịch sử mới mà trong đó nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tồn tại với tư cách là 1 tiền đồn của phe chủ nghĩa xã hội chống chủ nghĩa đế quốc, 1 quốc gia - căn cứ địa vững chắc trong suốt 2 thập niên đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.

Theo TS Nguyễn Thị Hoàn, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hiệp định Giơ ne vơ là 1 thành công lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp, đánh dấu 1 nấc thang đi lên trong tiến trình giải phóng dân tộc, là dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh chính nghĩa trường kỳ, gian khổ của nhân dân Việt Nam.

60 năm qua, thế giới và đất nước ta đã có nhiều đổi thay so với thời điểm đó. Quan hệ quốc tế cũng đã chuyển sang trang mới. Đã có nhiều đánh giá khác nhau về Hiệp định này, song nhìn từ các khía cạnh, có thể thấy rằng Hiệp định Giơ ne vơ là một thắng lợi về chính trị và ngoại giao của Việt Nam. Đến nay nó vẫn để lại 2 bài học nóng hổi cho ngoại giao Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay. Đó là: 

Thứ nhất, phải đánh giá chính xác tình hình thế giới, nhất là chiến lược của các nước lớn, đồng thời tìm ra đối sách phù hợp trong từng thời gian, cho từng vấn đề, đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc. Điều này liên quan đến công tác dự báo. 

Thứ hai, phải tăng cường thực lực của đất nước, phát huy nội lực, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đối ngoại...

Điện Biên Phủ trong sách lịch sử Mỹ

GS.TS Trần Thị Vịnh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, trong lịch sử nhân loại kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, Điện Biên Phủ không chỉ là "cột mốc chói lọi bằng vàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam" mà còn là 1 trong số ít các sự kiện có sức hút kỳ lạ trong nhiều thập niên đối với giới nghiên cứu, các chiến lược gia quân sự...

Trong chương trình giảng dạy Lịch sử ở các trường đại học của Mỹ, Điện Biên Phủ là 1 trong những sự kiện lịch sử được đề cập đến trên nhiều phương diện khác nhau như: Những nỗ lực của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ. Vì sao người Pháp lại bạn trận ở Điện Biên Phủ? Người Mỹ đứng ở đâu trong sự kiện Điện Biên Phủ...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm