Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Anh
Thứ hai, 02/10/2023 - 23:06
(Thanh tra) - Theo báo cáo về tham nhũng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các quan chức hải quan và thuế Sri Lanka đã thừa nhận “tình trạng tham nhũng tràn lan trong các tổ chức của họ với rất ít rủi ro hoặc hậu quả nếu bị phanh phui”.
Ảnh minh họa: Internet
Sri Lanka là quốc gia có thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt cao, điều mà các nhà phê bình cho rằng, khiến thúc đẩy tham nhũng trong cơ quan thuế cũng như gia tăng sản xuất rượu bất hợp pháp và buôn lậu thuốc lá.
“Trong khi các lỗ hổng tham nhũng dường như tràn ngập tại cơ quan quản lý thuế của Sri Lanka, dường như có rất ít, nếu có, trách nhiệm giải trình hoặc hậu quả cho những hành động đó”, báo cáo lưu ý.
Cũng theo báo cáo của IMF, hầu như không có văn hóa liêm chính nào được thấy, với nạn tham nhũng được cho là phát hiện ở mọi cấp độ - kể cả ban lãnh đạo cấp cao.
Trên thực tế, việc thăng chức hầu như chỉ dựa vào thâm niên mà không quan tâm đến thành tích, kỹ năng, khả năng lãnh đạo hay liệu người đó có tổn hại đến tính liêm chính theo bất kỳ cách nào hay không.
Hải quan Sri Lanka thường có giám đốc điều hành cấp cao được tuyển dụng từ cơ quan dân sự. Tổng Thanh tra Cục Thuế nội địa được thăng chức trong nội bộ, nhưng chỉ phục vụ 1 năm.
Báo cáo cho rằng: “Việc bổ nhiệm lãnh đạo trong thời gian rất ngắn hầu như không có lợi cho công tác giải quyết các cải cách phức tạp kéo dài nhiều năm và có thể giải thích cho sự trì trệ về mặt thể chế cũng như sự thiếu hụt nhu cầu cấp bách đối với việc hiện đại hóa Cục Thuế nội địa”.
Thuế nội địa, hải quan và thuế tiêu thụ đặc biệt hoạt động trong khuôn khổ quy định của Ủy ban Dịch vụ công.
Báo cáo cho biết: “Cả các quan chức hải quan và thuế nội địa đều thừa nhận tình trạng tham nhũng tràn lan trong các tổ chức của họ với rất ít rủi ro hoặc hậu quả nếu bị phanh phui”.
Với hơn 2.000 nhân viên ở mỗi cơ quan hải quan và thuế nội địa, không có trường hợp nào chống lại các quan chức thuế tham nhũng được thực hiện hoặc báo cáo trong những năm gần đây, IMF nhấn mạnh.
Báo cáo của Cục Hải quan năm 2021 ghi nhận 11 vụ vi phạm kỷ luật đang được điều tra sơ bộ nhưng chưa kết luận, và 2 vụ chính thức vẫn đang được điều tra.
"Với rất ít vụ tham nhũng được điều tra nội bộ, không có gì đáng ngạc nhiên, rất ít vụ liên quan đến quan chức thuế phải chịu sự điều tra độc lập của CIABOC (Ủy ban Điều tra các cáo buộc hối lộ, tham nhũng), thừa nhận các trường hợp liên quan đến thuế là tương đối hiếm”, theo báo cáo của IMF.
IMF đánh giá, nhìn chung cơ quan thuế là khu vực dễ xảy ra tham nhũng, nhưng toàn cầu đã có nhiều nỗ lực để giải quyết vấn đề này.
“Các cơ quan thuế trên toàn thế giới nổi tiếng là một trong những tổ chức chính phủ dễ bị tham nhũng nhất... Việc chống lại rủi ro này đòi hỏi một chính sách rõ ràng có tính liêm chính cao và không khoan nhượng với tham nhũng, được hỗ trợ bởi các cơ chế thể chế mạnh mẽ để thực thi và củng cố một nền văn hóa như vậy".
IMF cho biết thêm, "những điều này hầu như không có ở Sri Lanka; một cách đánh giá đã được cộng đồng doanh nghiệp và nghề kế toán xác nhận”.
Các nhà phê bình khác cũng chỉ ra rằng, Sri Lanka có mức độ bảo hộ nhập khẩu cao, trong đó các khoản thuế tiềm năng được chuyển một cách hợp pháp (thuế được chênh lệch giá) đến túi của "các nhà sản xuất hàng hóa trong nước" có ảnh hưởng chính trị, thông qua mức giá cao hơn giá thế giới.
Quốc gia Nam Á Sri Lanka đang trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ khi giành lại độc lập năm 1948, với tình trạng thiếu ngoại tệ trầm trọng, lạm phát phi mã và nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Vào tháng 4/2022, Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ nước ngoài và người dân phải trải qua nhiều tháng thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men.
Tháng 3 năm nay, Chính phủ Sri Lanka nhận được gói cứu trợ 2,9 tỷ USD từ IMF, song với điều kiện nước này phải ban hành luật chống tham nhũng mới nhằm cải thiện hệ thống quản trị và phù hợp với nội dung của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình