Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Papua New Guinea sẽ giải quyết tham nhũng như thế nào?

Thứ tư, 19/02/2020 - 06:35

(Thanh tra)- Sau khi cựu Thủ tướng Papua New Guinea Peter O’Neill từ chức vào tháng 5 năm ngoái, người dân nước này hân hoan với nhiệm kỳ của Thủ tướng James Marape với hi vọng về sự thay đổi, trong sạch, phát triển.

Tại Hội nghị công bố CPI 2019, Thủ tướng Papua New Guinea James Marape phát biểu về việc thành lập một Ủy ban Chống tham nhũng vào năm 2020. Ảnh: TI

Với một khoản nợ khổng lồ lên tới 7,7 tỷ USD, cộng với nền dịch vụ công thiếu hiệu quả và tốn kém đã buộc Chính phủ mới thực hiện một số giải pháp tuy khó khăn, nhưng được cho là có trách nhiệm hơn. Trong đó bao gồm, giảm 50% các khoản trợ cấp được thực hiện trong thời ông O’Neill dành cho giáo dục tiểu học.

Tuy nhiên, theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), hiện có rất ít giải pháp được thực hiện để giải quyết vấn nạn tham nhũng tràn lan ở mọi cấp độ xã hội Papua New Guinea.

Tình hình tham nhũng ở Papua New Guinea

Một báo cáo của Ủy ban Thanh tra Papua New Guinea công bố năm 2018 ghi nhận 115 cáo buộc tham nhũng đối với các thành viên Quốc hội kể từ khi đất nước giành độc lập (năm 1975).

Các cáo buộc bao gồm: Phân bổ tiền cho các tài khoản cá nhân và các nhóm không xác định, không được ghi chép trong sổ lưu trữ và không tồn tại; hay, phân bổ vốn không qua các thủ tục quy định…

Hậu quả là, hàng tỷ USD ngân sách đã bị bòn rút.

Sự ỳ chệ trong cải thiện chỉ số cảm nhận tham nhũng

Với điểm số 28 (trên thang điểm 100) tại bảng xếp hạng Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2019, Papua New Guinea nằm trong nhóm quốc gia ít có cải thiện trong giải quyết nạn tham nhũng, được đánh giá là thiếu liêm chính chính trị.

Số liệu được trích dẫn bởi cựu lãnh đạo Lực lượng Đặc nhiệm Papua New Guinea Sam Koim, cho thấy, doanh thu của Chính phủ năm 2015 bị mất ước tính trên 1,4 tỷ USD do tham nhũng. Năm 2016, cựu Thủ tướng Mekere Morauta cũng trích dẫn số liệu từ Đội Cảnh sát chống lừa đảo, ước tính hơn 429 triệu USD bị mất do tham nhũng.

Một cơ quan độc lập chống tham nhũng

Chính phủ mới của ông James Marape đã và đang nỗ lực phối hợp để thúc đẩy việc ra mắt một Ủy ban độc lập chống tham nhũng (ICAC), và một luật chống tham nhũng được đề xuất hồi tháng 10/2019 với tuyên bố sẽ thông qua vào cuối năm 2020.

Có nhiều lợi ích khi thành lập và trao quyền cho cơ quan chống tham nhũng độc lập ở Papua New Guinea, bao gồm:

Thứ nhất, thúc đẩy sự tham gia của các cá nhân và mạng lưới chống tham nhũng. Điều này không chỉ tăng hiệu quả cho cuộc chiến chống tham nhũng, mà còn bảo đảm quyền bình đẳng trong truy cập dịch vụ công của mọi công dân.

Thứ 2, giảm thiểu thất thoát trong chi tiêu của Chính phủ sẽ cho phép ngân sách quốc gia hoạt động hiệu quả nhất, hạn chế lãng phí và tối đa hóa các tác động tích cực đến người dân.

Thứ 3, nuôi dưỡng môi trường ổn định để đầu tư bằng cách giải quyết tham nhũng, thúc đẩy hoạt động tài chính trong và ngoài nước.

Ngọc Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm