Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 02/08/2018 - 20:15
(Thanh tra)- Theo Luật Phòng, chống tham nhũng mới đã được sự đồng ý của Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind, người đưa hối lộ có thể phải nhận mức trừng phạt tối đa 7 năm tù giam.
Người đưa hối lộ không được pháp luật Ấn Độ bảo vệ trong việc kiểm tra tham nhũng. Ảnh: Economictimes
Bên cạnh đó, các công chức, chính trị gia, quan chức và các chủ ngân hàng cũng được đưa cho một "lá chắn" trong việc truy tố, theo đó, bắt buộc các cơ quan điều tra như CBI cần phải có sự chấp thuận từ một cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành bất kỳ cuộc điều tra nào chống lại họ.
Tổng thống Ấn Độ đã phê chuẩn Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi. Luật sửa đổi này chính thức có hiệu lực từ ngày 26/7/2018.
"Không có nhân viên cảnh sát nào được thực hiện bất kỳ yêu cầu hoặc cuộc điều tra nào về hành vi phạm tội bị cáo buộc của một công chức theo luật này; trong đó, hành vi phạm tội có liên quan đến bất cứ đề xuất hoặc quyết định của công chức đó trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình mà không có sự đồng ý trước", luật quy định rõ, tuy nhiên, cũng nói rằng, giấy phép như trên là không cần thiết trong trường hợp liên quan đến việc bắt giữ tại chỗ một người bị cáo buộc nhận hoặc đang âm mưu nhận bất kỳ khoản lợi ích nào không xứng đáng cho cá nhân hay cho bất cứ người nào khác.
Theo luật, "lá chắn" này cũng được áp dụng cho các công chức đã nghỉ hưu.
Bộ trưởng Tài chính Arun Jaitley cho rằng, việc sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng sẽ bảo đảm các hành vi chân thật của các công chức không bị đặt nghi vấn.
Một số quy định có phần lỏng lẻo của Luật Phòng, chống tham nhũng 1988 có khả năng khiến các cơ quan điều tra giảm tính chuyên nghiệp và tuân theo quy tắc vàng của điều tra viên - "khi có nghi ngờ, nộp một bản cáo trạng", ông Jaitley nói, đồng thời cho rằng, luật cũ khiến nhiều người trung thực bị phiền hà và cuối cùng không thể kết án họ. Danh tiếng bị hủy hoại và nỗi lo sợ giữa các nhà hoạch định được tạo ra. Điều này dẫn tới xu hướng, các cán bộ công chức trì hoãn việc ra quyết định và dành việc này cho người kế nhiệm để tránh rủi ro cho bản thân.
Theo luật sửa đổi, bất cứ người nào đưa hoặc hứa hẹn mang lại lợi ích không xứng đáng cho một công chức sẽ bị phạt tù với thời hạn có thể kéo dài tới 7 năm hoặc phạt tiền hoặc cả hai.
Những người đưa hối lộ không được pháp luật trong nước bảo vệ trong việc kiểm tra tham nhũng.
Các trường hợp tham nhũng và những quy định trừng phạt tội tham nhũng được quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng cách đây 30 năm. Luật mới đã sửa đổi một số điều khoản. Tuy nhiên, để bảo vệ những người đưa hối lộ dưới sự ép buộc, luật quy định: Người bị ép buộc sẽ phải báo cáo vấn đề cho cơ quan thực thi pháp luật hoặc cơ quan điều tra trong vòng 7 ngày.
Đối với những người ủng hộ hối lộ, luật sửa đổi tăng mức phạt lên tối thiểu là 3 năm tù, có thể kéo dài đến 7 năm, ngoài việc bị phạt tiền.
Luật mới của Ấn Độ cũng quy định thời hạn 2 năm để ra quyết định đối với các vụ việc tham nhũng.
Ngọc Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà