Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

NGOs lo ngại về hành động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông

Thứ ba, 13/05/2014 - 16:16

(Thanh tra) - Trước hành động Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam, ông Greig Craft, Trưởng đại diện Tổ chức AIPF của Mỹ cho rằng, đây chính là dịp để cộng đồng quốc tế có hành động cho thấy không phải cứ là nước lớn thì muốn làm gì thì làm.

Cộng đồng NGOs khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường chia sẻ thông tin và những bằng chứng pháp lý để cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn tình hình Biển Đông cũng như những hành vi phi pháp của Trung Quốc. Ảnh: Thảo Nguyên

Ngày 13/5, tại Hà Nội, đại diện các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGOs) bày tỏ những quan ngại về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng biển của Việt Nam.

Theo cộng đồng NGOs, hành động xâm phạm này đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, làm tổn thương tình cảm của nhân dân Việt Nam, làm cho dư luận Việt Nam cũng như khu vực và thế giới lo ngại, tác động sâu sắc đến môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Ông Greig Craft, Trưởng Đại diện Tổ chức AIPF của Mỹ bày tỏ, việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đưa ra vấn đề Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại cuộc họp của ASEAN là việc làm đúng đắn và cần thiết.

Theo ông Greig Craft, Việt Nam cũng cần kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng ASEAN nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung. “Có thể nói những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian gần đây là những hành động có tính toán, chiến lược. Các quốc gia ASEAN cần phải quan tâm đến việc Trung Quốc đưa giàn khoản trị giá hàng tỷ đô ra vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các quốc gia khác như Malaysia, Indonesia... cũng cần hết sức thận trọng. Không thể có việc một nước có chủ quyền lại đi xâm chiếm một nước có chủ quyền khác”, Trưởng đại diện của Tổ chức AIPF của Mỹ lưu ý.

Bất đồng của Việt Nam và Trung Quốc đã kéo dài nhiều năm mà một trong những minh chứng đó là việc Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa  từ năm 1974. Trưởng đại diện của Tổ chức AIPF của Mỹ nhấn mạnh, đây chính là dịp để cộng đồng quốc tế có hành động cho thấy không phải cứ là nước lớn thì muốn làm gì thì làm. “Chúng tôi cũng thấy hơi thất vọng khi cộng đồng ASEAN đã chưa có những phản ứng đủ mạnh về vấn đề có tính chất nghiêm trọng này”.

Trưởng Đại diện Tổ chức CFIE của Hàn Quốc ông Park Sunjong khuyến nghị, Trung Quốc là một nước lớn và có quan hệ với nhiều quốc gia ASEAN, trong đó từng có những vấn đề liên quan đến lãnh thổ. Trung Quốc phải có trách nhiệm trong việc giữ vững ổn định và hòa bình của các nước xung quanh. “Tôi hy vọng hai nước sẽ đạt thỏa thuận để giải quyết vấn đề này trong thời gian gần nhất”.

Ông Erwin Schweisshelm, Trưởng Đại diện Tổ chức FES của Đức cho rằng: "Rõ ràng là đã có việc sử dụng vũ lực ở đây như chúng ta thấy là đã có việc dùng vòi rống và đâm vào tàu của nhau. Bản thân tôi cũng không dám chắc là bên nào bắt đầu trước nhưng bất cứ bên nào khởi đầu hành động này đều là sai trái." 

“Tình hình căng thẳng giữa hai bên đã kéo dài nhiều năm nhưng người ta không đưa thông tin một cách đầy đủ. Tôi thấy đây là lần leo thang chính thức. ASEAN, Trung Quốc nên tìm cách thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông và điều quan trọng là làm sao tìm được cơ chế giải quyết giữa ASEAN và Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng đối với tranh chấp về lãnh thổ”, ông Erwin Schweisshelm nói.

Cộng đồng các NGOs kêu gọi các bên liên quan kiềm chế trước hành động leo thang của Trung Quốc, kiên trì thúc đẩy đàm phán trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế; đồng thời ra tuyên bố đề nghị Liên hợp quốc và Hiệp hội các quốc gia ASEAN có các biện pháp nhằm chấm dứt xung đột ở Biển Đông. Đồng thời đưa ra khuyến nghị, Việt Nam cần thể hiện quan điểm mạnh mẽ hơn nữa với những bằng chứng pháp lý được dịch ra nhiều thứ tiếng, công khai trên các trang thông tin điện tử, diễn đàn để cộng đồng quốc tể hiểu hơn về tình hình đang diễn ra tại Biển Đông.


Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm