Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lỗ hổng chương trình cấp thị thực tại Bồ Đào Nha

Chủ nhật, 11/03/2018 - 06:31

(Thanh tra)- “Tôi chắc chắn đây là âm mưu tham nhũng của các thành viên chính phủ, đại lý bất động sản, luật sư và các cá nhân có liên quan khác”.

Anna Gomes, thành viên Nghị viện châu Âu người Bồ Đào Nha đi đầu trong việc thúc đẩy Lisbon xem xét lại chính sách visa

Đây là lời khẳng định của Anna Gomes, thành viên Nghị viện châu Âu người Bồ Đào Nha, khi nói về chính sách cấp thị thực Visa Vàng, cho phép những người nước ngoài sinh sống và làm việc lại Bồ Đào Nha và tự do ra đi lại giữa các nước thuộc khối Schengen của Liên minh châu Âu. Đổi lại họ sẽ đầu tư một khoản vốn lớn vào thị trường bất động sản, quỹ đầu tư hoặc các công ty tạo việc làm tại đây. 

Những người ủng hộ chính sách này nói rằng đến cả những người nổi tiếng thế giới như Madonna cũng muốn sở hữu tài sản ở Bồ Đào Nha, vậy nên Visa Vàng có thể được xem là cơ hội vàng để đầu tư. Trong khi Gomes cho rằng kể từ khi có hiệu lực vào năm 2012, chính sách đã bộc lộ quá nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho tham nhũng.

Dù thị trường bất động sản Bồ Đào Nha kém hấp dẫn hơn trước và bị Tây Ban Nha vượt qua gần đây, nhưng không thể phủ nhận Visa Vàng giúp Bồ Đào Nha huy động lượng vốn nước ngoài lớn hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào. 

Theo đó, Visa Vàng chính thức được thực hiện từ ngày 8/10/2012. Tính đến cuối tháng 1/2018 đã có 5.717 giấy phép phê duyệt, 9.559 người đoàn tụ gia đình.

Giờ đây việc nhập cảnh vào Bồ Đào Nha dường như quá dễ dàng. Điều này cho phép những người sinh sống và làm việc tại Bồ Đào Nha dù chỉ trong 1 tuần năm đầu tiên và 2 tuần trong những năm tiếp theo cũng có thể nộp đơn xin cư trú với mức đầu tư tối thiểu 350.000 USD (phụ thuộc vào tiềm năng khu vực đầu tư). Visa lần đầu sẽ có hiệu lực trong 1 năm và có thể gia hạn thêm 2 năm.

Mặc dù đã có dấu hiệu chững lại, xong tính đến nay chính phủ Bồ Đào Nha thu về 3,5 tỷ EUR. Bà Gomes cho rằng khoản thu khổng lồ không vô hại. Bỏ qua các lợi ích kinh tế và xem xét đến tình trạng buôn bán ma túy trong thời gian gần đây: “Nhiều người tham gia chương trình là các cá nhân nắm giữ chức vụ chính trị quan trọng (PEP). Thực tế, các cuộc điều tra về lịch sử giao dịch ngân hàng, bao gồm giao dịch chuyển tiền được Cơ quan Nghiên cứu Tài chính thực hiện, xong có vẻ sự kiểm soát này chưa chặt chẽ và có tính hệ thống”. 

Theo pháp luật Bồ Đào Nha, việc cá nhân chuyển nhiều hơn 50.000 USD trong vòng 1 năm ra khỏi Bồ Đào Nha là phạm luật. Nhưng có khoảng 3.645 người trong số 5.717 người tham gia chương trình này (chiếm khoảng 64%) là người Trung Quốc tương đương với khoản đầu tư lên tới 2 tỷ EUR (khoảng 2,46 tỷ USD), nghĩa là mỗi người chi hơn 430.000 USD trong một giao dịch. Đáng nói 3 trong số 21 nghi phạm của cuộc điều tra Operation Labyrinth nhắm vào các nghi vấn rửa tiền, hối lộ và tham nhũng xung quanh gói cấp thị thực này là người gốc Trung Quốc. 

Liên quan đến cuộc điều tra này còn có cựu Bộ trưởng Nội vụ Miguel Macedo, người đã từ chức ngay sau khi có quyết định điều tra. Macedo hiện đang phải đối mặt với các cáo buộc về việc lạm dụng chức quyền để ưu ái cấp thị thực cho các doanh nhân Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

Theo báo cáo Chiến lược kiểm soát Buôn lậu quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2017, các tổ chức từ Angola bị tình nghi đã rửa tiền thông qua việc mua bán các doanh nghiệp và bất động sản ở Bồ Đào Nha. Không loại trừ khả năng đất nước Tây Âu này chính là địa điểm lý tưởng cho giới cầm quyền của Angola thực hiện hành vi này. 

Vụ bê bối mới đây có liên quan đến Tòa nhà 15 tầng hướng biển Estoril Sol Residence (còn gọi là Tertis), hiện đại và đắt đỏ bậc nhất Bồ Đào Nha. Cựu Phó Tổng thống Angola Manuel Vicente đã sở hữu một căn hộ trị giá 3,8 tỷ EUR tại đây mà nguồn gốc của số tiền khổng lồ này ngay lập tức bị các cơ quan chức năng tiến hành điều tra. Hiện ông này đang phải đối mặt với cáo buộc hối lộ công tố viên Orlando Figueira để kết thúc cuộc điều tra nhằm vào mình. 

Theo Susan Coroado, Phó Chủ tịch Tổ chức Minh bạch Thế giới tại Bồ Đào Nha, rửa tiền qua bất động sản không phải là một phương thức mới vì đặc tính có thể thanh toán trong 1 lần duy nhất, dễ bán thu hồi vốn, và cho rằng hành vi rửa tiền qua giao dịch bất động sản tăng theo cấp số nhân kể từ khi chương trình cấp Visa Vàng được thực hiện, giúp tội phạm cất giấu những khoản tiền bất hợp pháp.

Các đại lý bất động sản và công ty luật sư là những đối tượng được hưởng nhiều lợi ích nhất từ chính sách này. Bởi lẽ đây là những cơ sở kinh doanh không thẩm tra danh tính và nguồn tiền của khách hàng, một bước quan trọng để nhận diện hành vi rửa tiền. Trong khi đó, các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm giám sát ngành xây dựng và bất động sản không có đủ kinh phí để hoạt động đúng quy trình.

Mới đây, Chính phủ Bồ Đào Nha liên kết Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính Quốc tế về rửa tiền để tiến hành đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện chính sách Visa Vàng. Đây được xem là dấu hiệu tích cực cho thấy những nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc xử lý những vấn đề bất cập do chính sách mang lại. 

Phạm Thục Trinh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm