Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hai người Mỹ cùng đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2012

Thứ hai, 15/10/2012 - 21:15

Theo tin từ Stockholm, ngày 15/10, Ủy ban xét giải Nobel công bố hai người Mỹ là Alvin Roth và Lloyd Shapley đã đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2012 cho công trình nghiên cứu về phương thức hài hòa các tác nhân kinh tế khác nhau.

Ông Alvin Roth. (Nguồn: Boston.com)

Trong thông báo ngày 15/10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển (RSAS) tuyên bố hai nhà kinh tế Roth và Shapley được tôn vinh vì công trình nghiên cứu "Thuyết phân phối ổn định và thực tiễn về tạo lập thị trường," qua đó phối hợp hài hòa các tác nhân kinh tế khác nhau, ví như học sinh với trường học hay thậm chí là người hiến nội tạng với bệnh nhân được cấy ghép.

Giáo sư Alvin Roth (60 tuổi) hiện giảng dạy môn Kinh tế và Quản trị kinh doanh tại Đại học Harvard của Mỹ. Ông nổi tiếng với các đóng góp về lý thuyết trò chơi, tạo lập thị trường và kinh tế học thực nghiệm.

Giáo sư Lloyd Shapley (89 tuổi) hiện giảng dạy môn Toán và Kinh tế học tại Đại học California (Mỹ). Ông được rất nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là biểu tượng của "Lý thuyết trò chơi."

Hai nhà kinh tế này làm việc hoàn toàn độc lập với nhau, song sự phối hợp kết quả nghiên cứu của họ đã tạo ra giá trị thực tiễn. Cụ thể, sự kết hợp giữa lý thuyết cơ bản của ông Shapley và kết quả thực nghiệm của ông Roth đã tạo ra một phạm vi rất rộng cho các công trình nghiên cứu, cải thiện tính năng động của nhiều thị trường.

Cũng như những người đoạt giải Nobel khác, hai nhà khoa học này sẽ nhận giải thưởng trị giá 8 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 1,2 triệu USD) tại lễ trao giải dự kiến được tổ chức vào ngày 10/12 ở Stockholm.

Năm ngoái, Giải Nobel Kinh tế 2011 cũng thuộc về hai nhà khoa học người Mỹ là Thomas J.Sargent và Christopher A.Sims, với công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách kinh tế vĩ mô và tác động của chúng lên nền kinh tế.

Giải Nobel Kinh tế đã khép lại "mùa Giải Nobel" hàng năm, thường được công bố vào tháng 10 và luôn thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.

Giải Nobel Kinh tế không phải là một trong năm giải Nobel đặt ra theo nguyện vọng của Alfred Nobel mà là giải thưởng do Ngân hàng Thụy Điển đặt ra và tài trợ bắt đầu từ năm 1968 để kỷ niệm 300 năm thành lập ngân hàng và cũng để tưởng niệm Nobel.

Ngày 12/10 cho biết Liên minh Châu Âu (EU) đã trở thành chủ nhân của giải Nobel Hòa bình năm 2012 nhờ vai trò lâu dài của liên minh này trong việc đoàn kết toàn châu lục. Trước đó một ngày, Nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn giành Nobel Văn học.
 
Giải Nobel Hóa học năm nay thuộc về hai nhà khoa học người Mỹ là Robert Lefkowitz và Brian Kobilka cho công trình đột phá của họ về cách các thụ quan của tế bào cơ thể phản ứng với môi trường.
 
Ngày 9/10, hai nhà khoa học Serge Haroche người Pháp và David Wineland người Mỹ đã được trao giải Nobel Vật lý nhờ công trình của họ về việc đo và can thiệp vào các hạt trong khi vẫn giữ được bản chất cơ học lượng tử của chúng.
 
Trước đó, nhà khoa học Shinya Yamanaka của Nhật Bản và John B. Gurdon của Anh trở thành những người giành giải Nobel Y học của năm nay.

Vì cuộc khủng hoảng kinh tế, Ủy ban giải Nobel đã cắt bớt phần thưởng xuống còn 8 triệu kronor (1,2 triệu USD) cho mỗi giải, tụt xuống so với mức 10 triệu kronor được trao kể từ năm 2001.

Dưới đây là danh sách những người đoạt giải Nobel Kinh tế kể từ lần đầu trao vào năm 1969:
 

2012: Alvin Roth và Lloyd Shapley (Mỹ)

2011: Thomas Sargent và Christopher Sims (Mỹ)

2010: Peter Diamond và Dale Mortensen (Mỹ) và Christopher Pissarides (Síp-Anh)

2009: Elinor Ostrom và Oliver Williamson (Mỹ)

2008: Paul Krugman (Mỹ)

2007: Leonid Hurwicz, Eric Maskin và Roger Myerson (Mỹ)

2006: Edmund S. Phelps (Mỹ)

2005: Thomas C. Schelling (Mỹ), Robert J. Aumann (Mỹ-Israel)

2004: Finn Kydland (Na Uy), Edward Prescott (Mỹ)

2003: Robert F. Engle (Mỹ), Clive W.J. Granger (Anh)

2002: Daniel Kahneman (Israel-Mỹ) and Vernon L. Smith (Mỹ)

2001: George Akerlof (Mỹ), A. Michael Spence (Mỹ), Joseph Stiglitz (Mỹ)

2000: James Heckman (Mỹ), Daniel McFadden (Mỹ)

1999: Robert Mundell (Canada)

1998: Amartya Sen (Ấn Độ)

1997: Robert Merton (Mỹ), Myron Scholes (Mỹ)

1996: James Mirrlees (Anh), William Vickrey (Mỹ)

1995: Robert Lucas Jr (Mỹ)

1994: John Harsanyi (Mỹ), John Nash (Mỹ), Reinhard Selten (Đức)

1993: Robert Fogel (Mỹ), Douglass North (Mỹ)

1992: Gary Becker (Mỹ)

1991: Ronald Coase (Anh)

1990: Harry Markowitz (Mỹ), Merton Miller (Mỹ), William Sharpe (Mỹ)

1989: Trygve Haavelmo (Na Uy)

1988: Maurice Allais (Pháp)

1987: Robert Solow (Mỹ)

1986: James Buchanan (Mỹ)

1985: Franco Modigliani (Mỹ)

1984: Richard Stone (Anh)

1983: Gerard Debreu (Mỹ)

1982: George Stigler (Mỹ)

1981: James Tobin (Mỹ)

1980: Lawrence Klein (Mỹ)

1979: Theodore Schultz (Mỹ), Arthur Lewis (Anh)

1978: Herbert Simon (Mỹ)

1977: Bertil Ohlin (Sweden), James Meade (Anh)

1976: Milton Friedman (Mỹ)

1975: Leonid Kantorovich (Liên Xô), Tjalling Koopmans (Mỹ)

1974: Gunnar Myrdal (Thụy Điển), Friedrich von Hayek (Anh)

1973: Vassily Leontief (Mỹ)

1972: John Hicks (Anh), Kenneth Arrow (Mỹ)

1971: Simon Kuznets (Mỹ)

1970: Paul Samuelson (Mỹ)

1969: Ragnar Frisch (Na Uy), Jan Tinbergen (Hà Lan)

(Theo Vietnam+)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm