Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đường xa vạn dặm

Thứ ba, 15/07/2014 - 07:54

(Thanh tra)- Đầu tháng 7 vừa qua, sau 15 giờ bị tạm giữ để thẩm vấn trong Cơ quan Trung ương Phòng, chống tham nhũng của Cảnh sát Tư pháp; cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy đã bị giới tư pháp Pháp khởi tố.

Cuộc điều tra chính thức diễn ra vào đúng thời điểm ông Sarkozy muốn quay lại chính trường. Ảnh: Reuters

Sự kiện này được đánh giá là một trận động đất chính trị tại Pháp vì đây là lần đầu tiên trong nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp một cựu Tổng thống bị tạm giam.

Chưa hết, hành động chính thức mở cuộc điều tra của cơ quan tư pháp Pháp được coi là cú tấn công vào nỗ lực quay trở lại vị trí lãnh đạo Đảng UMP (vào cuối năm nay) và ý định tái tranh cử Tổng thống (vào năm 2017) của ông Sarkozy, sau thất bại năm 2012 trước đối thủ Đảng Xã hội Francois Hollande.

Theo Le Figaro, để chống lại một nhật vật tầm cỡ, một cựu Tổng thống, người ta đã dùng đủ mọi phương cách: Nghe lén điện thoại trong nhiều tháng liền, từ luật sư cho đến cả Chủ tịch Đoàn Luật sư Paris, các thủ đoạn tư pháp để đi từ vụ việc này đến vụ việc khác chỉ nhằm moi móc được điều gì đó.

Nữ nhà báo Violette Lazard, Báo Liberation, người đã theo dõi kỹ lưỡng vụ việc này trong thời gian qua nhận định: “Ông Sarkozy có nhiều nguy cơ bị truy tố vì hồ sơ của ông khá nặng. Hồ sơ này sẽ không dựa vào các lời khai của ông, mà chủ yếu dựa trên các lời ghi được lúc nghe lén, và rất khó mà phủ nhận những lời bị ghi lại này. Nghĩa là, các thẩm phán, các nhân viên cảnh sát, đã có được vài tiếng đồng hồ ghi âm những cuộc nói chuyện giữa ông Nicolas Sarkozy và Thierry Herzog, luật sư đồng thời là bạn của ông. Trong mỗi cuộc nói chuyện, rõ ràng là hai người đang cố gắng tìm cách có được thông tin từ một thẩm phán về một quyết định đang được bàn bạc trong vụ bà Liliane Bettencourt. Cách hai người nói với nhau khá rõ ràng” - nhà báo Violette Lazard nói với Đài Tiếng nói Quốc tế Pháp.

Nữ nhà báo Violette Lazard lý giải về động cơ nghe lén của tư pháp Pháp: Quyết định nghe lén này đã bắt đầu vào khoảng đầu tháng 9/2013. Các thẩm phán quyết định đặt ông Nicolas Sarkozy trong vòng nghe lén trong một vụ khác là vụ Libya. Tư pháp muốn tìm hiểu xem cố lãnh đạo Libya Kadhafi có tài trợ cho chiến dịch tranh cử năm 2007 của ông Sarkozy hay không. Thoạt đầu, họ chỉ nghe trộm những người thân của ông Nicolas Sarkozy, nhưng sau đó đã quyết định nghe lén chính ông. Và, chính trong khuôn khổ đợt nghe trộm đầu tiên đó, giới điều tra nhận thấy rằng cựu Tổng thống càng lúc càng ít nói điện thoại hơn, các cuộc trò chuyện của ông càng lúc càng ít thông tin hơn. Họ cho rằng, người đứng đầu Nhà nước trước đây đã bí mật sử dụng một chiếc điện thoại thứ hai, mà ông nghĩ rằng có thể yên tâm nói chuyện. Sau cùng, giới điều tra đã tìm thấy số điện thoại mới đó của ông Sarkozy, được đăng ký dưới cái tên bây giờ đang nổi tiếng là Paul Bismuth. Và, họ đã đặt điện thoại đó trong vòng nghe lén. Tất nhiên, những cuộc nói chuyện họ nghe được lẽ dĩ nhiên rất thú vị...

Về phía mình, trước ống kính truyền hình, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tỏ thái độ giận dữ sau quyết định của thẩm phán khởi tố ông với các tội danh liên quan đến tham nhũng, lạm dụng quyền lực và đưa hối lộ.

Trong một cuộc phỏng vấn “được dàn xếp”, theo Hãng tin Pháp AFP, trên Đài Truyền hình TF1 và Đài Phát thanh Europe 1, ông Nicolas Sarkozy đã tuyên bố mình vô tội và tố cáo điều mà ông cho là “chính quyền cánh tả lạm dụng tư pháp”. “Tình hình hiện nay đã đủ nghiêm trọng để người dân Pháp biết được họ đang ở đâu trong việc lợi dụng một phần hệ thống tư pháp cho mục đích chính trị”, cựu tổng thống Pháp nói khi trả lời phỏng vấn và nhấn mạnh thêm: “Tôi muốn nói với tất cả những ai đang nghe và xem đài rằng, tôi chưa bao giờ phản bội các bạn và tôi chưa bao giờ có hành động đi ngược lại các nguyên tắc của nền Cộng hòa và pháp trị”.

Cho biết, cuộc điều tra đã làm ông bị sốc nặng cũng như cáo buộc nghiệp đoàn các thẩm phán đang tìm cách hủy hoại sự nghiệp của mình, cựu Tổng thống nói: “ Ở đất nước chúng ta, một đất nước của nhân quyền và pháp trị, cũng có những thứ được dàn dựng. Người dân Pháp cần biết những thứ đó là gì và xét đoán với lương tâm và sự tự do chúng có mục đích gì”.

Bày tỏ sự tức giận với cái cách mà ông bị triệu tập và nói rằng việc chính thức bắt giữ là có âm mưu hạ nhục, cựu Tổng thống đồng thời khẳng định sẽ quyết định về những bước đi sắp tới của ông “vào cuối tháng 8, đầu tháng 9”.

Bên cánh hữu, đặc biệt là phía Đảng UMP, tán đồng những gì ông Sarkozy nêu lên. Theo bà Nadine Morano, cựu Bộ trưởng thuộc Đảng UMP, một trong những người ủng hộ mạnh mẽ cựu Tổng thống, thì bài nói của ông Sarkozy “rất thuyết phục”. Hay như Nghị sĩ Christian Estrosi cũng đã lên án việc tạm giam cựu Tổng thống. “Họ chưa từng đối xử như thế với một cựu Tổng thống với sự hằn thù như vậy” - đồng minh của ông Sarkozy trong Đảng UMP nói.

Nhà báo Hugh Schofield của BBC thì thông tin: Những người ủng hộ ông Sarkozy đã cáo buộc các nhà điều tra bị tác động bởi cánh tả hiện đang cầm quyền. Họ chất vấn rằng, làm sao mà hễ mỗi lần ông Sarkozy có động thái trở lại chính trường thì truyền thông Pháp lại tung ra những tình tiết mới trong cuộc điều tra?

Có điều, những lời cáo buộc của ông Nicolas Sarkozy đã bị cánh tả cũng như giới thẩm phán cực lực phản đối. Thủ tướng Pháp Manuel Valls khẳng định rằng Chính phủ của Đảng Xã hội không có liên quan gì đến vụ điều tra ông Sarkozy. Phát biểu trên truyền hình Pháp, ông Valls nói: ‘Không ai đứng trên pháp luật” nhưng cũng nói rằng, điều quan trọng là mọi người nên nhớ nguyên tắc “bất cứ ai cũng được xem là vô tội” cho đến khi được chứng minh có tội. Chủ tịch Quốc hội Pháp Claude Bartolone (Đảng Xã hội) tuyên bố: “Khi đã là cựu Tổng thống thì không được quyền nói xấu nền Cộng hòa và một trong những định chế của Nhà nước”. Bà Chantal Arens, Chánh án Tòa Thượng thẩm Paris, thường rất kín tiếng, cũng đã ra thông cáo nhắc lại rằng “tất cả các thẩm phán đều độc lập”.

Box: Cựu Tổng thống Jacques Chirac, người tiền nhiệm của ông Sarkozy, đã được hưởng án tù treo hồi năm 2011 vì tội tham ô và hủy hoại niềm tin thời kỳ làm Thị trưởng Paris. Tuy nhiên, ông Jacques Chirac chưa bao giờ bị tạm giam để điều tra như ông Sarkozy.

Trọng Thành - Thanh Phương (Tổng hợp)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm