Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Có hay không tham nhũng ở các trường đại học Moldova?

Thứ tư, 18/09/2019 - 06:35

(Thanh tra)- Các giảng viên được trả lương thấp không có lựa chọn nào khác ngoài tìm kiếm những nguồn thu nhập bổ sung, như xuất bản sách, nhận quà tặng...

Một số người nói với sự châm biếm rằng, Moldova hiện là nơi có giáo dục nhất ở châu Âu, dựa trên số lượng văn bằng chứ không phải kiến thức thực sự. Ảnh: TI

Đó là bình luận của giáo sư Ararat Osipian - giảng viên tại Trung tâm Tội phạm khủng bố, tham nhũng xuyên quốc gia, Đại học George Mason, người đã dành thời gian từ tháng 6/2017 để thực hiện nghiên cứu thực địa về tham nhũng trong giáo dục đại học ở Moldova.

Cũng như các phân khúc khác của khu vực công, giáo dục đại học ở Moldova không hoàn toàn trong sạch. Các cuộc trò chuyện về tham nhũng giáo dục đại học của giáo sư Ararat Osipian với các sinh viên, cựu sinh viên, phụ huynh và các công dân khác đã mang lại một số kết quả.

Ở Moldova, nhu cầu bằng cấp học thuật rất cao. Đối với nhiều người, bằng tiến sỹ phải có để có uy tín và địa vị xã hội. Theo những người được hỏi, một số luận án có thể được bảo vệ thành công nhờ vào hối lộ.

Theo luật pháp Moldova, không chỉ hối lộ, mà các món quà cũng bị cho là bất hợp pháp. Bộ luật Hình sự nước này quy định rõ, không được phép tặng quà, sô cô la, và thậm chí là hoa. Tuy nhiên, việc tặng quà ở Moldova lại rất phổ biến trong thực tế.

Giáo sư Ararat Osipian cho rằng, việc Chính phủ trả lương thấp đã khiến nhiều người có tài năng, học thức từ bỏ ngành học thuật, rời bỏ đất nước để tìm kiếm thu nhập cao hơn. 

Một số sinh viên được tiếp xúc với môi trường giáo dục quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm cũng như thực tiễn tham nhũng. Nước láng giềng Romania đã trao 5.000 học bổng cho các học sinh, sinh viên Moldova. Một cựu sinh viên chia sẻ, “tôi có những người bạn du học tại Romania và họ đã thất bại. Họ đã cố gắng đưa hối lộ, theo như “thông lệ” ở Moldova, nhưng họ đã thi trượt và phải quay trở lại Moldova”. Cần phải nói, Romania là một quốc gia thành viên của EU và họ phải chứng minh nỗ lực chống tham nhũng của mình.

Ở Moldova, hầu như mọi người đều có bằng đại học. Một số người nói với sự châm biếm rằng, đất nước họ hiện là nơi có giáo dục nhất ở châu Âu, dựa trên số lượng văn bằng chứ không phải kiến thức thực sự. 

Đã có các biện pháp chống tham nhũng được thực hiện bởi các trường đại học. Chẳng hạn, Liên minh Sinh viên chống tham nhũng tại Đại học Quốc gia Moldova, hoạt động trong sự hợp tác với Cục Chống tham nhũng Quốc gia. Liên minh này có thể tiến hành, sắp xếp, bắt quả tang và truy tố hành vi hối lộ. Tuy nhiên, thực sự có bao nhiêu vụ được phanh phui? Có hay không một làn sóng chống tham nhũng, bắt giữ như vậy? Câu trả lời là: Không. 

Trên thực tế, sinh viên có thể gặp rắc rối sau khi tiến hành điều tra. Họ có thể thất bại trong kỳ kiểm tra tiếp theo, bởi các giảng viên khác sẽ không muốn gặp kiểu rắc rối như thế này, hoặc công khai điểm xấu cho trường đại học…

Tại Moldova, mức lương mà giảng viên đại học nhận được là 120 - 200 USD/tháng, chỉ đủ để trang trải chi phí thức ăn, ngay cả khi một người ăn trong căng tin của trường đại học. Vậy, làm thế nào để họ tồn tại?

Nghiên cứu của giáo sư Ararat Osipian chỉ ra, các giảng viên cần phải làm nhiều công việc để có thu nhập bổ sung. Các sinh viên chia sẻ, tặng quà là một chuyện “thường ngày”, nhất là trong các dịp kiểm tra, thi cử.

Xuất bản sách cũng là một một hình thức kinh doanh phổ biến. Một số giáo sư bán sách và giữ hồ sơ của những người đã mua sách, những người không mua. Một số người được hỏi cho biết, nếu một sinh viên không mua sách, rất có thể, người này không thể vượt qua kỳ thi. 

Trong khi đó, các giáo sư đưa ra giải thích khá hợp lý rằng, chỉ những người học dựa trên cuốn sách của họ mới có được kiến thức cần thiết để vượt qua kỳ thi.

Hoài Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm