Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 07/02/2017 - 06:19
(Thanh tra)- Sau 5 ngày biểu tình kéo dài của người dân, Chính phủ Romania ngày 5/2 đã bãi bỏ Sắc lệnh hợp pháp hóa một số tội phạm tham nhũng. Tuy nhiên, những người biểu tình vẫn tiếp tục tăng áp lực lên Chính phủ bằng cách tham gia cuộc xuống đường tuần hành ngày thứ 6 liên tiếp.
Một đám đông biểu tình ở Timisoara, Romania tối 4/2. Ảnh: EPA
Khi khoảng 500.000 người tập trung tại Thủ đô Bucharest và một số địa điểm khác, Chính phủ đã tuyên bố thông qua việc bãi bỏ Sắc lệnh gây tranh cãi này, đúng với lời hứa của Thủ tướng Sorin Grindeanu vào cuối ngày 4/2.
Theo Thủ tướng Grindeanu, ông không muốn Romania lâm vào cảnh chia rẽ. Đó là lý do Sắc lệnh được rút lại.
Theo Sắc lệnh được ký vào ngày 31/1 và có hiệu lực từ ngày 10/2, những trường hợp lạm quyền liên quan đến số tiền nhận hối lộ dưới 44.000 euro sẽ được miễn trừ truy tố. Điều này có thể sẽ giúp hàng trăm quan tham thoát tội.
Chính phủ Romania cho rằng, Sắc lệnh nhằm giảm áp lực cho hệ thống nhà tù, nhưng người phản đối cho rằng, đây là bước thụt lùi lớn nhất về cải cách kể từ khi Romania gia nhập EU hồi năm 2007. Nếu áp dụng, Sắc lệnh sẽ thao túng cho các quan chức có hành vi lợi dụng chức quyền để làm thất thoát tài sản của Nhà nước.
Trước đó, ngày 4/2, khoảng 330.000 người, chủ yếu là người trẻ tuổi đã tập trung biểu tình trên khắp Romania, đánh dấu cuộc xuống đường phản đối Chính phủ lớn nhất nước này kể từ khi nhà lãnh đạo Nicolae Ceausescu bị lật đổ hồi năm 1989.
Trước thông tin về việc rút lại Sắc lệnh, người dân hy vọng việc bãi bỏ này được thực hiện trong thực tế. "Chúng tôi vẫn tiếp tục giám sát để chắc chắn chúng tôi không bị lừa”, Danielsaid - một người biểu tình 35 tuổi nói.
Raluca, một người biểu tình khoảng 30 tuổi bày tỏ niểm vui khi Chính phủ khẳng định việc bãi bỏ Sắc lệnh, nhưng cho rằng, niềm tin của người dân vào Chính phủ vẫn chưa thực sự được củng cố.
Ngọc Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình