Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

86% doanh nghiệp Singapore có tham nhũng trong kinh doanh

Thứ sáu, 10/06/2016 - 15:14

(Thanh tra) - Singapore là quốc gia được biết đến trên toàn thế giới “nói không với hối lộ”, cũng như có lập trường không khoan nhượng với tham nhũng, nhưng sự trong sạch này đang bị vấy bẩn bởi các doanh nghiệp.

Ảnh: Shutterstock

Theo một báo cáo mới được công bố bởi công ty luật toàn cầu Eversheds, 86% hội đồng quản trị ở Singapore có hối lộ hoặc tham nhũng trong hoạt động kinh doanh. Trong số này, chỉ khoảng một phần ba (35%) đã quyết định tố cáo với cơ quan thực thi pháp luật, trong khi 42% chọn cách báo cáo với đơn vị quản lý.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là khoảng 56% thành viên hội đồng quản trị các công ty ở Singapore thừa nhận chính sách chống tham nhũng của họ đã không hoạt động hiệu quả.

"Bên dưới bề nổi" là tiêu đề tổng hợp báo cáo thảo luận hơn 500 chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn thuộc 12 quốc gia lớn (50 trong số đó là của Singapore) nhằm xác định phương thức doanh nghiệp đối phó với tham nhũng.

Theo khảo sát, mặc dù tất cả doanh nghiệp Singapore đều hiểu rõ mức độ và ảnh hưởng của tham nhũng cho việc kinh doanh nhưng lại không tuân thủ theo khuyến nghị về theo dõi, ngăn chặn và quản lý các hành vi tham nhũng của nước này.

Chưa đến 28% các chủ tịch hội đồng quản trị thực sự hiểu rõ chính sách chống tham nhũng, và thậm chí chỉ 4% cho rằng họ được đào tạo đầy đủ về chống hối lộ. Thậm chí, một tổ chức thương mại được đề cập trong khảo sát đã nêu ra mâu thuẫn giữa mục tiêu và đạo đức kinh doanh khi họ tiến hành xử lý tham nhũng.

Ba phần tư (76%) các giám đốc điều hành tại Singapore cho rằng chính sách phòng chống tham nhũng của nước này đã gây khó khăn cho việc phát triển kinh doanh, trong khi 30% lãnh đạo thừa nhận rằng tham nhũng nảy sinh thực hiện các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A).

Khi được hỏi về tầm quan trọng của xử lý tham những, chỉ một số lượng rất ít các lãnh đạo công ty (khoảng 2%) xác định được hậu quả nghiêm trọng, nhất là rủi ro tiềm ẩn về pháp lý. Thay vào đó, hầu hết chỉ nhắc đến những ảnh hưởng đến doanh thu và danh tiếng công ty.

Bà Leonie Tear, chuyên gia về điều tra gian lận của hãng luật Eversheds cho biết, rất ít giám đốc điều hành ở Singapore tham gia nghiên cứu này nhìn thấy khả năng bị truy tố trước pháp luật mới là nguy cơ đáng lo ngại nhất khi chính phủ tiến hành các chiến dịch chống hối lộ.

Bà cho biết: "Chính phủ đang nỗ lực chống tham nhũng trong doanh nghiệp bằng những hình phạt nghiêm ngặt. Thách thức cho doanh nghiệp Singapore là phải đảm bảo cách tiếp cận phòng chống tham nhũng hợp lý về tự do thương mại. Doanh nghiệp càng ít phụ thuộc vào chính sách chống tham nhũng của nhà nước thì càng tập trung nhiều hơn vào việc tạo ra văn hóa và môi trường kinh doanh thực, từ đó mở rộng hoạt động kinh doanh".

Trước đó, theo Cục Điều tra các hành vi tham nhũng Singapore (CPIB), số lượng các trường hợp tham nhũng bị phát hiện đã giảm xuống mức thấp nhất năm2015 mà Thủ tướng Lý Hiển Long là người đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như bộ máy quản lý nhà nước.

Võ Như Uyên (Theo AsiaOne)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm