Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ IX: Lơi lỏng trong quản lý TN&MT là điều dễ hiểu

Thứ ba, 05/06/2012 - 10:27

(Thanh tra)- Trong 8 số trước, Báo Thanh tra đã phản ánh về những bất cập trong quản lý tài nguyên đất, nước, khoáng sản… và sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương dẫn đến khai thác không phép, trái phép, lãng phí nguồn tài nguyên, thất thu thuế, mất an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường. Trao đổi với PV, GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) khẳng định: Cần giám sát chặt quá trình khai thác tài nguyên.

GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

>>Kỳ VIII: Xử lý nhẹ nên khai thác loạn… kỷ cương
>>Kỳ VII: Chuyện ở nơi quanh năm "khô khát"
>>Kỳ VI: “Đầu nậu” quặng cromit hoành hành
>>Kỳ V: Nhiều đơn vị khai thác khoáng sản không thuê đất
>>Kỳ IV: Hiểm nguy từ nổ mìn khai thác đá
>>Kỳ III: Sông Hương gồng mình, chính quyền bất lực?
>>Kỳ II: “Cát tặc” tràn lan, địa phương… mệt mỏi
>>Kỳ I: Doanh nghiệp phá sản, “thổ phỉ” sống khỏe

Vi phạm pháp luật đất đai là chuyện bình thường

GS.TSKH Đặng Hùng Võ
cho biết, trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, khoáng sản, thời gian qua chúng ta đã có nhiều cố gắng để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả quy hoạch, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý và đẩy mạnh hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng. Các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát được chú trọng và động viên được khá nhiều lực lượng tham gia.

Tuy nhiên, bên cạnh đó đã xảy ra nhiều bất cập, nhất là ô nhiễm môi trường. Tình trạng các khu công nghiệp thải ra các chất thải được xử lý kém hoặc chưa được xử lý, thậm chí là chất thải nguy hại đã làm hỏng một số lưu vực sông như sông Thị Vải, Đồng Nai, Nhuệ, Đáy…

Chúng ta đã cố gắng xây dựng Luật Khoáng sản, nhưng mới đưa được công cụ tài chính vào để quản lý trong nền kinh tế thị trường. Luật Khoáng sản quy định cấp tỉnh chỉ được cấp phép khai thác tận thu và khai thác những mỏ nhỏ, lẻ nhưng một số địa phương lại chia mỏ lớn thành nhiều mỏ nhỏ, lẻ để cấp phép. Rồi nhiều tỉnh miền núi trước đây “ngủ yên” thì nay cũng bị các doanh nhân tới đánh thức và bắt tay vào đào, bới. Tư duy nhiệm kỳ cũng làm cho việc cấp phép khai thác khoáng sản gấp gáp hơn.

Có thể nói, khai thác khoáng sản không theo quy hoạch, không tính toán cân nhắc không chỉ gây lãng phí tài nguyên mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với cuộc sống của con người và sự phát triển của cả quốc gia. Đây là thực trạng cần phải sớm được khắc phục.

+ Công tác quản lý đất đai hiện nay thì sao, thưa ông?

- Liên quan đến quản lý tài nguyên đất đai, đến nay, Luật Đất đai được ban hành 3 lần (1987, 1993 và 2003) và sửa đổi, bổ sung 2 lần (1998 và 2001). Đất đai luôn là vấn đề nóng và gây bức xúc cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã cho thấy không ít bất cập. Có thể nói, chính sách đất đai, đặc biệt là cơ chế thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn nhiều điểm chưa ổn.

Nhà nước sử dụng quyết định hành chính để lấy đất của nông dân giao cho các nhà đầu tư vì mục tiêu lợi ích của nhà đầu tư, rồi trả cho những người mất đất một cục tiền, sau đó gạt người nông dân ra khỏi quá trình phát triển. Chính quyền luôn đứng về phía nhà đầu tư với lời giải thích về sự ưu đãi đầu tư. Tôi cho rằng, cơ chế này được áp dụng rộng khắp cho nguy cơ tham nhũng rất cao. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi tại sao tham nhũng trong quản lý đất đai luôn đứng trong nhóm đầu của bảng tham nhũng ở Việt Nam. Cách giải quyết này là bất ổn vì tạo nên mối quan hệ bất ổn giữa chính quyền địa phương và cộng đồng nông dân. Hình ảnh của chính quyền trong mắt người dân ngày càng xấu hơn, các bức xúc gay gắt luôn đứng giữa chính quyền và người dân.

Nhìn chung, về thực thi pháp luật đất đai, có thể đánh giá việc vi phạm pháp luật đất đai là chuyện bình thường. Có những quy định của Luật Đất đai mà cả nước đang vi phạm, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng mà như không có chuyện gì xảy ra.

Chế tài có, nhưng không được áp dụng

- Những sai phạm trong quản lý tài nguyên nói chung chưa được xử lý, phải chăng do chế tài xử lý sai phạm chưa đủ mạnh?


Hầu hết các nơi đều có vi phạm về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, song chưa được xử lý nghiêm. Trừ một vài vụ điểm có cán bộ… lâm nạn, còn đa phần là "chìm". Chủ yếu là người dân thiệt thòi, còn cán bộ quản lí vẫn… bình an.
+ Cũng có nhiều chế tài xử lý chưa được quy định nhưng cũng có nhiều chế tài xử lý đã có quy định nhưng không được thực hiện. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai đã có một chương về kỷ luật cán bộ khi không thực hiện đúng những quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai. Trong đó, quy định vi phạm bị xử lý ở mức cao nhất là buộc thôi việc. Nhưng, cho đến nay, tôi thấy hầu hết các nơi đều có vi phạm về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, song chưa được xử lý nghiêm. Trừ một vài vụ điểm có cán bộ… lâm nạn, còn đa phần là "chìm" và chủ yếu là người dân thiệt thòi, còn cán bộ quản lí vẫn… bình an.

Ngay việc áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất thì Luật Đất đai cũng qui định áp dụng cho một số trường hợp. Nhưng, các nhà đầu tư cùng chính quyền địa phương “loay hoay” một lúc là lại có dự án (D.A) thuộc diện được hưởng cơ chế này. Tôi đã thấy khá nhiều D.A có tên gọi theo kiểu "nửa nạc, nửa mỡ" như D.A xây dựng khu vui chơi giải trí và nhà ở. D.A nhà ở thì được hưởng cơ chế Nhà nước thu hồi đất, nhưng D.A khu vui chơi giải trí thì không. Rốt cuộc, toàn bộ D.A lại được hưởng cơ chế Nhà nước thu hồi đất...

Tại Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) lần thứ 5 vừa qua, cả vấn đề sửa đổi Luật Đất đai và vấn đề phòng, chống tham nhũng đều được đưa ra xem xét, quyết định. Tôi rất hy vọng trọng tâm sửa đổi Luật Đất đai lần này là xây dựng một hệ thống quản lý đất đai sạch tham nhũng, tức là cơ chế Nhà nước thu hồi đất sẽ được rà soát kỹ để thu hẹp lại.

Cần bảo vệ rồi mới khai thác

- Vậy, cần làm gì để nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này?

+ Theo tôi, vấn đề đầu tiên chúng ta cần quan tâm là sử dụng bền vững. Nói cách khác là cần xác định rõ quan điểm tiếp cận, không thể tiếp cận theo kiểu khai thác triệt để, cần lấy bảo vệ làm đầu và khai thác sử dụng theo quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường.

Đã có một thời Bộ TN&MT lấy khẩu hiệu "kinh tế hóa" làm "lẽ sống". Làm vậy chẳng khác nào thôi thúc việc khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta chỉ khai thác những gì thực sự cần và thực hiện theo quy hoạch, tạo hiệu quả cao, không gây hệ lụy môi trường. Tài nguyên thiên nhiên là thứ cần chắt chiu để tạo sức mạnh quốc gia cho mai sau, nhường phần quyết định cho các thế hệ sau.

Song, làm thế nào để giám sát được quá trình thực hiện ở các địa phương là vấn đề rất lớn. Có một thực tế là, hệ thống quản lý ở Việt Nam còn mang nặng văn hoá làng xã, chưa có tư duy công nghiệp. Hệ lụy tất yếu là mỗi cán bộ cần lo trước hết là mối quan hệ rộng khắp để giải quyết mọi việc được thuận lợi. Nghiên cứu pháp luật để tuân thủ là việc làm thứ yếu, làm lúc nào chẳng được. Thậm chí, có những cán bộ được đề bạt vào bộ máy quản lý nhưng chẳng hiểu gì đáng kể về pháp luật. Vậy thì lơi lỏng trong quản lý TN&MT như hiện nay là điều dễ hiểu.

Nói rộng hơn, Việt Nam cần xem lại mô hình phát triển. Tại sao có nhiều nước rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng họ lại đạt được những bước đi vĩ đại trong phát triển công nghiệp? Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia rất gần chúng ta đã làm nên sự thần kỳ trong phát triển. Theo tôi, cần phải thay đổi mô hình phát triển hiện nay, lấy con người làm trọng tâm để tạo nên tăng trưởng, thứ hai mới là tài chính và thứ ba mới là tài nguyên. Có như vậy mới thoát khỏi sự luẩn quẩn trong nhóm các nước có thu nhập trung bình, không vượt lên được nhóm các nước có thu nhập cao. 

- Xin cảm ơn ông!


Để chuyển tải kịp thời quan điểm của chuyên gia về những bất cập trong hoạt động khai thác, quản lý tài nguyên, nhất là lĩnh vực đất đai, bài “Cơ quan chức năng nói gì?” như đã giới thiệu ở kỳ trước sẽ được đăng tải ở số sau. Mong bạn đọc thông cảm.

Phương Hiếu - Nguyễn Dung
Kỳ cuối: Cơ quan chức năng nói gì?

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Lạng Sơn: Hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thành phố Lạng Sơn: Hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

(Thanh tra) - Trong tháng 11/2024, UBND thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động quan trọng trong các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo công tác quản lý Nhà nước hiệu quả và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công dân.

Chính Bình

15:33 11/12/2024
An Giang: Dự kiến tiến hành 102 cuộc thanh tra trong năm 2025

An Giang: Dự kiến tiến hành 102 cuộc thanh tra trong năm 2025

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đã ký ban hành kế hoạch thanh tra năm 2025. Tại kế hoạch, Thanh tra tỉnh, thanh tra các sở và thanh tra huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh dự kiến tiến hành 102 cuộc thanh tra.

Cảnh Nhật

14:16 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm