Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nhóm PV
Thứ hai, 30/12/2024 - 08:00
(Thanh tra) - Không chỉ một mà nhiều dự án đầu tư công có sử dụng ngân sách từ nguồn đấu giá đất tại thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội đến nay đang chưa triển khai xây dựng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và nhiều hệ lụy, bất cập trong công tác giải ngân đầu tư công, phát triển kinh tế tại địa phương. Đáng nói, nhiều dự án đã quá thời gian thực hiện nhưng đến nay vẫn “bất động”, chưa được nhà thầu thi công.
Trụ sở UBND huyện Mỹ Đức
Ngày 30/10/2024, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư yêu cầu, phải rà soát, xử lý nghiêm các vụ việc lãng phí lớn, dư luận quan tâm theo tinh thần là xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực; và xác định rõ trách nhiệm xử lý tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đến ngày 6/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu rà soát, thống kê toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công, thi công chậm tiến độ... khẩn trương xây dựng Kế hoạch biện pháp xử lý các dự án này.
Ngay sau đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công văn số 3766/UBND-ĐT yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai ngay việc rà soát, thống kê toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công kéo dài (trong đó có các dự án đầu tư công), từ đó có biện pháp xử lý triệt để.
Tinh thần chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến TP Hà Nội là vậy, nhưng đến nay, trên địa bàn huyện Mỹ Đức nói chung và thị trấn Đại Nghĩa nói riêng vẫn đang có rất nhiều các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, thậm chí không tiến hành thi công xây dựng sau khi trúng thầu,… Điều này tiềm ẩn nguy cơ lãng phí, gây thất thoát ngân sách, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và nhiều hệ lụy với phát triển kinh tế tại địa phương.
Đơn cử, có thể kể đến dự án cải tạo, nâng cấp ngõ 36 đường Đại Nghĩa, tổ dân phố Tế Tiêu; dự án cải tạo, nâng cấp ngõ 31 kết hợp sân vườn, lăng mộ chùa Thọ Sơn hay dự án cải tạo, nâng cấp ngõ 101 đường Đại Đồng, tổ dân phố Tế Tiêu…
Cụ thể, theo phản ánh của người dân, dự án cải tạo, nâng cấp ngõ 36 đường Đại Nghĩa dù đã hoàn thành công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công từ rất lâu, nhưng đến đầu tháng 12/2024, dự án vẫn chưa được thi công xây dựng.
Dự án Cải tạo, nâng cấp ngõ 36 đường Đại Nghĩa vẫn chưa được triển khai thi công
Theo tìm hiểu, ngày 13/12/2022, ông Nguyễn Văn Ninh - Chủ tịch UBND thị trấn Đại Nghĩa ký ban hành Quyết định số 374/QĐ-UBND phê duyệt cho Công ty Cổ phần Xây dựng và Du lịch Đông Thành (Công ty Đông Thành) trúng gói thầu Cải tạo, nâng cấp ngõ 36 đường Đại Nghĩa với trị giá hơn 9,2 tỷ đồng, thời gian thực hiện 360 ngày (tức đến tháng 12/2023). Như vậy, dù đã quá thời hạn hoàn thành thi công gói thầu khoảng 1 năm nhưng đến nay dự án vẫn chưa được thi công xây dựng.
Quyết định số 374/QĐ-UBND phê duyệt cho Công ty Cổ phần xây dựng và du lịch Đông Thành trúng gói thầu Cải tạo, nâng cấp ngõ 36 đường Đại Nghĩa – Tổ dân phố Tế Tiêu
Một dự án khác cũng do Công ty Đông Thành trúng thầu nhưng đến nay vẫn chưa triển khai đó là dự án cải tạo, nâng cấp ngõ 31 kết hợp sân vườn, lăng mộ chùa Thọ Sơn.
Ngày 28/12/2023, UBND thị trấn Đại Nghĩa duyệt cho Công ty Đông Thành trúng Gói thầu nêu trên với trị giá hơn 2.1 tỷ đồng. Thời gian thực hiện là 150 ngày, ngày ký kết hợp đồng vào 29/12/2023.
Dự án Cải tạo, nâng cấp ngõ 31 kết hợp sân vườn, lăng mộ chùa Thọ Sơn vẫn chưa được nhà thầu triển khi thi công xây dựng.
Đến nay dù đã quá thời hạn hoàn thành 06 tháng, nhưng dự án vẫn chưa được nhà thầu triển khi thi công xây dựng.
Đáng nói, ở thời điểm tháng 12/2023, Công ty Đông Thành đã vi phạm tiến độ khi chưa hoàn thành dự án cải tạo, nâng cấp ngõ 36 đường Đại Nghĩa nhưng UBND thị trấn Đại Nghĩa không tiến hành xử lý, mà lại tiếp tục phê duyệt cho đơn vị này trúng gói thầu xây dựng cải tạo, nâng cấp ngõ 31 kết hợp sân vườn, lăng mộ chùa Thọ Sơn. Vì sao UBND thị trấn Đại Nghĩa lại tiếp tục giao thầu cho doanh nghiệp đã vi phạm, đây là câu hỏi lớn mà dư luận đang thắc mắc?
Dự án cải tạo, nâng cấp ngõ 101 đường Đại Đồng được UBND thị trấn Đại Nghĩa phê duyệt cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Trang Anh trúng thầu vào ngày 09/12/2023, thời gian thực hiện hợp đồng là 180 ngày. Theo đó, đến tháng 6/2024, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Trang Anh phải hoàn thành dự án. Nhưng đến nay, ngõ 101 đường Đại Đồng vẫn chưa được nhà thầu tiến hành xây dựng.
Dự án cải tạo, nâng cấp ngõ 101 đường Đại Đồng - tổ dân phố Tế Tiêu
Đây chỉ là số ít những dự án do UBND thị trấn Đại Nghĩa làm chủ đầu tư phát sinh tồn tại. Ngoài ra, tại đây còn hàng loạt dự án, gói thầu đến nay đã chậm tiến độ, chậm triển khai, thi công dang dở, dừng thi công kéo dài, thậm chí thi công sai thiết kế...
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ 2021 đến nay, UBND thị trấn Đại Nghĩa đã triển khai dự án, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu cho khoảng 60 gói thầu, với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Đáng chú ý, số tiền này chủ yếu được huy động từ nguồn thu đấu giá đất tại các dự án trên địa bàn thị trấn.
Vậy cụ thể quá trình triển khai những dự án này đến đâu? Nguồn ngân sách phân bổ được chi tiêu như thế nào, có lãng phí hay không? Những doanh nghiệp nào đã trúng thầu và vi phạm? Trách nhiệm thuộc về cá nhân, tổ chức nào?
Để làm rõ các nội dung này, phóng viên đã liên hệ làm việc với UBND huyện Mỹ Đức, nhưng đến nay vẫn chưa có bất cứ phản hồi chính thức nào.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Long An cho biết, trong quý 1/2025, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực được UBND tỉnh quan tâm tổ chức quán triệt đầy đủ, nghiêm túc và chỉ đạo tổ chức triển khai, tuyên truyền, phổ biến Chiến lược quốc gia PCTN, tiêu cực, cũng như các nhiệm vụ, chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực.
Thu Huyền
(Thanh tra) - Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phòng, chống tham nhũng (PCTN) luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, gắn liền với cải cách thể chế và tổ chức bộ máy Nhà nước. Đặc biệt, khi mô hình chính quyền 2 cấp - gồm cấp tỉnh và cấp xã - từng bước được triển khai thay thế mô hình 3 cấp truyền thống, bài toán nâng cao hiệu quả PCTN ở cơ sở đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trung tướng, PGS.TS Đồng Đại Lộc
Thanh Nhung
Kim Thành
Văn Thanh
Nhật Minh
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Trung Hà
Thư Kỳ
Chính Bình
Trung Hà
Hương Giang
Ngọc Phó
Việt Tùng
Chính Bình
Hải Hà