Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xây dựng nhiều, chứng nhận ít

Thứ năm, 16/02/2012 - 23:20

(Thanh tra)- Cùng với Luật An toàn thực phẩm (ATTP) có hiệu lực từ tháng 7/2011, hơn 1 năm trở lại đây, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tốt, đủ điều kiện ATTP (VietGap, Vietgahp, GAP, GMP, HACCP…) được định hướng, xây dựng. Tuy nhiên, do thiếu chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng nên nông dân không mấy mặn mà, khiến ít mô hình được chứng nhận hiệu quả.

Sản xuất rau sạch ở Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội

Với sự hỗ trợ của một số dự án (D.A) như: D.A Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm do Canada tài trợ, hơn 1 năm qua, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phối hợp với các cục chuyên ngành và chuyên gia quốc tế triển khai mô hình quản lý, kiểm soát ATTP theo chuỗi cho 4 ngành hàng: Rau tại Thanh Hóa, TP HCM, Lâm Đồng, Hà Nội; quả tại Bắc Giang, Tiền Giang; thịt lợn tại TP HCM, Đồng Nai, Long An và thịt gà tại Đồng Nai, Long An, TP HCM.

Bên cạnh đó, Cục Bảo vệ Thực vật đã xây dựng 4 mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ rau hoặc quả theo hướng VietGap tại Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Đồng Tháp. Một số mô hình VietGap trong lĩnh vực thủy sản cũng được thí điểm…

Qua kiểm tra cho thấy, một số mô hình kiểm soát nông sản đã và đang áp dụng VietGap tại khâu sản xuất ban đầu; áp dụng GMP/HACCP tại khâu sau thu hoạch phân phối cũng như kiểm soát ATTP theo chuỗi. Về thuốc thú y, đã có 24/109 cơ sở trên toàn quốc có chứng chỉ GMP - tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn nhà xưởng và trang thiết bị.

Tuy nhiên, theo đại diện Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, việc áp dụng và chứng nhận trại chăn nuôi đạt tiêu chí Vietgahp còn rất hạn chế. Trong số 60 cơ sở chăn nuôi đăng ký xây dựng mô hình này đến nay mới chứng nhận được 8 mô hình. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu chính sách khuyến khích áp dụng Vietgahp và nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề này của người chăn nuôi.

Hộ dân ở Thanh Hóa tham gia dự án về chăn nuôi sạch, kết hợp sản xuất điện từ hầm bioga


Bên cạnh một bộ phận không nhỏ nông dân sản xuất tốt, cho ra những phẩm an toàn, ở nhiều địa phương, nông dân lại chưa được tuyên truyền, hiểu hết lợi ích khi tham gia vào các mô hình. Việc thiếu chính sách khuyến khích các doanh nghiệp và thành phần kinh tế tham gia vào các mô hình sản xuất tốt cũng khiến người nông dân chưa thực sự tin tưởng…

Đơn cử, ở xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn (RAT) tập trung được TP quan tâm, chỉ đạo đầu tư khá tốt về hạ tầng, cán bộ kĩ thuật… Ban đầu, nhiều người dân tham gia, nhưng vì tiêu thụ RAT kém nên một số hộ đã bỏ làm rau sạch quay lại làm rau đại trà vì bán chạy hơn và trồng được nhiều hơn. Điều này phản ánh việc có tổ chức sản xuất tốt, nhưng tiêu thụ và lưu thông không vận hành tốt thì người nông dân sẽ nhanh chóng quay lưng lại với mô hình. Vì vậy, Nhà nước phải đóng vai trò “bà đỡ”, có những chính sách khuyến khích sản xuất RAT “sống” được trên thị trường.

Bên cạnh đó, những khó khăn về vốn, kiến thức, kỹ thuật về chăn nuôi và đặc biệt là thói quen cố hữu về chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún và không tuân theo quy trình, yêu cầu kĩ thuật là sức cản khiến các D.A này chỉ dừng lại ở mức thí điểm ở số ít hộ gia đình.

Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc có chính sách, cơ chế thuận lợi như mặt bằng, thuế ưu đãi, vốn vay… để các mô hình, D.A trên tồn tại và phát triển thì rất cần tuyên truyền cho người nông dân ý thức sản xuất RAT. Đồng thời, các địa phương tăng cường quảng bá rộng rãi về vùng sản xuất an toàn, hộ, cá nhân sản xuất, kinh doanh an toàn để tạo thói quen cho người tiêu dùng.

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, TP trong cả nước đã hướng dẫn và xây dựng trên 300 mô hình áp dụng các tiêu chuẩn về GAP, GMP, HACCP. Đến nay, mới chỉ có khoảng 20 mô hình RAT, thủy sản đủ điều kiện ATTP theo các tiêu chuẩn trên.    


PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Doanh số bán ra của thị trường ô tô cao nhất trong năm

Doanh số bán ra của thị trường ô tô cao nhất trong năm

(Thanh tra) - Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số toàn thị trường ô tô của các đơn vị thành viên trong tháng 11/2024 đạt 44.200 xe, tăng 14% so với tháng 10/2024 (38.761 xe) và tăng 58% so với tháng 11/2023 (27.953 xe). Đây là mức doanh số cao nhất kể từ đầu năm.

Uyên Uyên

16:28 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm