Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 18/09/2012 - 09:16
(Thanh tra)- Thời gian qua, mặc dù Chính phủ đã có những cơ chế về vốn cho thị trường bất động sản (BĐS), song nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn không tiếp cận được nguồn vốn. Nguyên nhân được chỉ ra là do BĐS của các DN này bị tồn đọng vì nguồn hàng không phù hợp với túi tiền người tiêu dùng.
Các nhà đầu tư BĐS cần chủ động cơ cấu lại nguồn hàng
Theo số liệu từ các sàn BĐS, từ đầu năm 2012 đến nay, thị trường BĐS vẫn rất ảm đạm. Số lượt giao dịch nói chung và giao dịch thành nói riêng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong số các giao dịch thành chủ yếu là ở phân khúc căn hộ nhỏ có giá khoảng 500 - 700 triệu đồng. Còn phân khúc thị trường trung, cao cấp thì gần như không có giao dịch.
Mặc dù từ tháng 4 đến nay, các ngân hàng thương mại đã triển khai nhiều gói tín dụng dành riêng cho lĩnh vực BĐS lên đến 20 nghìn tỷ đồng. BIDV dẫn đầu với 6 nghìn tỷ đồng; trong đó, 2 nghìn tỷ đồng dành cho người mua nhà thu nhập thấp; 4 nghìn tỷ đồng còn lại giải ngân vào 33 dự án (D.A) BĐS. ACB và Vietinbank cũng đã triển khai gói tín dụng 5 nghìn tỷ đồng cho người có nhu cầu mua nhà…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngân hàng, các gói tín dụng trên giải ngân khá chậm do các D.A BĐS chậm triển khai, nguồn cung BĐS không phù hợp với túi tiền và thị hiếu người tiêu dùng.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhận định: Việc tập trung đầu tư quá lớn vào phân khúc BĐS cao cấp; cấp phép phát triển D.A tại các địa phương thiếu căn cứ vào nhu cầu của thị trường… đã tạo nên những khu nhà ở bỏ hoang, lãng phí đất đai, nguồn lực của xã hội, không giải ngân được nguồn vốn...
TS. Vũ Đình Ánh cho biết, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện hàng tồn kho BĐS vào khoảng gần 100 nghìn tỷ đồng. Do không thanh có thanh khoản nên nhiều nhà đầu tư, DN kinh doanh BĐS “ngại” vay thêm. Còn người tiêu dùng cũng không thể tiếp cận nguồn vốn vì không có giao dịch.
Để tiếp cận được nguồn vốn, theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Cty TNHH Địa ốc Đất Lành, ngoài những chính sách ưu đãi, các DN, chủ đầu tư cần chủ động cơ cấu lại nguồn hàng phù hợp với khả năng, thị hiếu của người tiêu dùng.
Thực tế cho thấy, ở tỉnh Bình Dương, đầu tư đợt 1 khoảng 5.000 căn hộ với diện tích 30m2, có loại 20m2 + 10m2 lửng = 30m2 (giá bán từ 90 - 120 triệu đồng/căn hộ), còn lại là 60m2, được bán theo phương thức thương mại đã khai thông được thị trường, do phù hợp nhu cầu và khả năng của người tiêu dùng.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Đực kiến nghị nên bỏ tỉ lệ căn hộ A (50 - 70m2), B (75 - 100m2), C (từ 100m2 trở lên) trong tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 323:2004; cần cho phép xây dựng và công nhận căn hộ chung cư diện tích nhỏ cho phù hợp với nhu cầu tài chính của người dân. Với loại hình căn hộ diện tích nhỏ này có thể thực hiện theo phương thức thương mại (30m2/2 người), tận dụng ưu thế có đất và chính sách ưu đãi, nhiều DN sẽ tham gia… Đây là biện pháp giải quyết cốt lõi cả nhu cầu của người dân và nhu cầu tài chính cho chủ đầu tư cũng như góp phần khơi thông một phân khúc thị trường BĐS vốn đang bị đóng băng hiện nay.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền