Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 21/05/2013 - 07:52
(Thanh tra)- Xung quanh Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013, PV Báo Thanh tra đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam. Ảnh: Trần Quý
+ Xin bà cho biết thay đổi đáng kể đối với người nộp thuế sau khi Luật Thuế TNCN sửa đổi có hiệu lực thi hành?
- Sau khi Luật Thuế TNCN sửa đổi có hiệu lực, sẽ có khoảng hơn 2 triệu người đang nộp thuế theo Luật TNCN 2007 ở bậc 1, bậc 2 sẽ không phải nộp thuế; những người nộp thuế ở bậc 3, bậc 4 cũng được giảm số thuế đáng kể.
Luật số 26/2012/QH13 điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) đối với bản thân người nộp thuế từ 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm) lên 9 triệu đồng tháng (108 triệu đồng/năm) và với mỗi người phụ thuộc trừ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng. Theo đó, nếu một cá nhân có thu nhập chịu thuế (sau khi đã trừ các khoản bảo hiểm theo quy định) là 16 triệu đồng/tháng, theo Luật hiện hành thì cá nhân này sẽ được GTGC 7,2 triệu đồng, thu nhập tính thuế là 8,8 triệu đồng. Tiền thuế TNCN nộp một tháng là 630.000 đồng. Trong đó, tiền thuế ở bậc 1 là 250.000 đồng (5 triệu x 5%), bậc 2 là 380.000 đồng (3,8 triệu x 10%). Nhưng theo Luật sửa đổi, thì cá nhân này sẽ được GTGC là 16,2 triệu đồng/tháng. Trong lúc thu nhập thực nhận chỉ 15 triệu đồng nên sẽ không còn phải nộp thuế như hiện hành.
+ Theo bà, ngoài việc giảm mức điều tiết thuế đã thấy rõ ràng, người nộp thuế có thể trông đợi điều gì khi thực thi Luật Thuế TNCN sửa đổi?
- Người nộp thuế TNCN còn 5 điều trông đợi.
Thứ nhất là, sự rõ ràng, minh bạch khi xác định các khoản thu nhập chịu thuế, không chịu thuế, miễn thuế.
Thứ hai là, căn cứ, cơ sở tính thuế cần có cơ sở khoa học, thực tiễn, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong khuôn khổ luật định. Cơ sở, căn cứ xác định thu nhập từ kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể không giữ sổ sách kế toán cần đơn giản, dễ hiểu hơn và cần có sự bình đẳng với thu nhập từ tiền lương, tiền công khi 2 khoản thu nhập cùng áp dụng chung một biểu thuế lũy tiến từng phần.
Ba là, có biện pháp quản lý thuế hợp lý, khoa học để bảo đảm thu đủ, thu đúng tiền thuế phát sinh vào ngân sách Nhà nước, quản lý, kiểm soát thu nhập, không để gây mất bình đẳng trong thực thi. Một trong những nội dung liên quan đến quản lý thu thuế TNCN là xác định số lượng đối tượng được GTGC và xác định đối tượng đó có thu nhập để trở thành người phụ thuộc hay không? Hiện vấn đề này vẫn phụ thuộc vào ý thức tự giác của người nộp thuế vì chưa kiểm soát được. Cũng như một số cá nhân hành nghề có thu nhập vãng lai nhiều nơi như: Bán hàng đa cấp, ca sĩ, nghệ sĩ, người mẫu… vẫn chưa kiểm soát được thu nhập dẫn đến thiếu bình đẳng về nghĩa vụ thuế…
Bốn là, cần có quy định về nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế phù hợp, tránh lạm thu trước, hoàn thuế chậm. Hiện, thuế TNCN từ tiền lương, tiền công được kê khai tạm nộp theo tháng, quyết toán năm. Theo đó, những tháng đầu năm, người lao động thường nhận được tiền thưởng Tết, lễ, năm có thu nhập cao phải nộp thuế ngay… Nhưng tính thu nhập trung bình tháng, thu nhập năm lại chưa đến mức nộp thuế TNCN. Nhưng việc hoàn thuế được thực hiện vào cuối quý I năm sau, dẫn đến bị chiếm dụng tiền thuế, đôi khi gây phản ứng tiêu cực.
Cuối cùng, cần có quy định quản lý thu thuế TNCN kiểm soát chi tiêu của cá nhân. Ngoài hành lang pháp lý của Luật Thuế TNCN, Luật Quản lý thuế cần có thêm quy định pháp lý về đối soát mức chi tiêu, tiêu dùng với nguồn thu nhập chịu thuế tương ứng và chứng minh thu nhập hợp pháp. Ví dụ, xác định nguồn chi tiêu về đầu tư kinh doanh, mua sắm bất động sản, tài sản, hàng tiêu dùng xa xỉ với thu nhập khai thuế…
+ Làm thế nào để có được sự rõ ràng, minh bạch khi xác định các khoản thu nhập chịu thuế, không chịu thuế, miễn thuế, thưa bà?
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công chịu thuế bao gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà người lao động nhận được trừ một số khoản được miễn trừ không tính vào thu nhập chịu thuế theo quy định. Thông tư phải hướng dẫn thật cụ thể cách xác định thế nào để người nộp thuế, cơ quan thuế cùng hiểu thống nhất khoản nào chịu thuế, không chịu thuế, như khoản tiền ăn giữa ca, công tác phí, tiền điện thoại, văn phòng phẩm, trang phục… Do vậy, những văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung này nên chỉ tính vào thu nhập chịu thuế các khoản liệt kê ra cụ thể các hình thức lợi ích vật chất cụ thể thu, kiểm soát được và có tính khả thi, không nên sợ sót mà ghi tất cả các khoản lợi ích vật chất khác gây khó khăn trong xác định thu nhập.
+ Xin cảm ơn bà!
Trần Quý (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.
Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà