Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 13/10/2015 - 09:22
(Thanh tra)- Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Cục Chăn nuôi đã phối hợp với Cục Cảnh sát Môi trường (Bộ Công an) tiến hành thanh tra đột xuất và lấy mẫu kiểm tra, phát hiện thêm một chất cấm trong chăn nuôi là Salbutamol và vàng ô (VAT Yellow) dùng trong công nghiệp dệt, nhuộm, giấy, xây dựng, không được dùng trong thực phẩm và chăn nuôi.
Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Bộ NN&PTNT Phạm Tiến Dũng cùng các mẫu chất cấm Sabutanol và VAT Yellow (vàng ô) thu giữ được.
Chia sẻ với PV Báo Thanh tra Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành Thanh tra Bộ NN&PTNN Phạm Tiến Dũng cho biết, sau khi có phản ánh việc dùng phổ biến chất cấm trong chăn nuôi tại các địa phương phía Nam, Thanh tra Bộ đã cử đoàn công tác theo Quyết định số 492 đến từng tỉnh thuộc phía Nam để xem xét. Kết quả làm việc với Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh về việc phát hiện tồn dư chất cấm trong các lô heo giết mổ cho thấy, với 227 mẫu nước tiểu heo giết mổ của 51 lô, phát hiện có 31 mẫu dương tính với chất salbutamol (chất tạo nạc) có hàm lượng 80-130ppb trong khi quy định cho phép tồn dư là 20 ppb thuộc 7 lô heo. Chi cục đã lập biên bản và ra quyết định xử lý vi phạm với 7 thương lái có heo kiểm tra dương tính với Sbutamol. Trong 7 lô này có 4 trường hợp có nguồn gốc xuất xứ từ Đồng Nai, 2 trường hợp ở Tiền Giang và 1 ở Long An.
Tại Đồng Nai, Chi cục Thú y tỉnh đã kiểm tra 44/2.000 trang trại trên địa bàn, phát hiện 14 trang trại có heo dương tính với Salbutamol. Chi cục đã ban hành các quyết định xử phạt và chuyển cho huyện xử phạt hành chính với các trang trại có heo dương tính với Salbutamol.
Đoàn công tác đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) Đồng Nai vào cuộc để truy xuất và tìm ra các cơ sở cung cấp nguồn Sbutamol, đồng thời làm rõ việc một số cơ sở chăn nuôi sau khi bán heo (có giấy tiêm phòng phục vụ cho việc đăng ký kiểm dịch với Chi cục Đồng Nai).
Qua kiểm tra cho thấy, hành vi sử dụng chất cấm thường xảy ra tại những trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ (từ 100 - 200 con), chất lượng con giống kém, nên chủ trang trại đã đưa chất cấm vào sử dụng trong quá trình chăn nuôi để tăng trọng nhằm thu lợi bất chính. Một số cá nhân, thương lái thuê lại các trang trại chăn nuôi rồi tiến hành thu mua heo đã xuất chuồng của các Cty để sử dụng chất cấm nuôi vỗ béo. Sau khi được nuôi nhốt và sử dụng chất cấm trong thời gian 10- 30 ngày, heo sẽ đạt tăng trọng từ 20 - 30 kg, trọng lượng khoảng 130- 140 kg, trừ chi phí lợi nhuận tăng từ 500 - 1 triệu đồng.
“Qua đơn tố giác, chúng tôi đã tổ chức thanh tra, kiểm tra và khi lấy mẫu lại phát hiện thêm một chất cấm mới là vàng ô (VAT Yellow). Chất này theo các nhà khoa học có thể gây ung thư trên động vật và có nguy cơ gây ung thư ở người. Tuy nhiên, việc phát hiện loại chất này sử dụng trong chăn nuôi rất khó. Thanh tra Bộ NN&PTNT đã có văn bản kiến nghị Bộ NN&PTNT bổ sung phương pháp xét nghiệm để phát hiện sớm loại chất cấm độc hại này trong chăn nuôi. Đồng thời, tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng phía Nam để tìm ra phương án xử lý triệt để việc sử dụng chất cấm; kiểm tra đột xuất một số cơ sở và sẽ xử lý nghiêm nếu có vi phạm”, ông Dũng nhấn mạnh.
Liên quan đến việc phát hiện chất cấm trong chăn nuôi thời gian qua, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Dương cho biết, Cục đã kết hợp với các nhà khoa học cho ra sản phẩm que thử chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi heo. Với que thử này, người dùng chỉ cần nhỏ nước tiểu vào que, trong vòng 5 phút, nếu vẫn giữ nguyên chữ T thì lợn đó sử dụng chất cấm, còn nếu chữ T biến mất thì lợn đó không có chất cấm. Đây là phương pháp mới, giúp tăng khả năng phát giác và tố cáo sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, kể cả ở các vùng đặc biệt.
- 3 chất có tính tạo nạc nổi bật có trên thị trường là: Clenbuterol, ractopameni và Salbutamol, trong đó Salbutamol được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Thực chất, các chất tạo nạc này không làm tăng trọng lượng thật, chỉ tạo vẻ ngoài cho lợn trông “ngon” hơn, nhưng một số người chăn nuôi vẫn lén lút trộn vào thức ăn nhằm thúc heo, bò nhanh lớn, nhiều nạc, dễ bán và tăng lợi nhuận. Trong cơ thể vật nuôi, tồn dư của Sabutanol được bài tiết qua nước tiểu, nhưng vẫn tích tụ trong gan, thận, mỡ, vòng mạc và không bị phân hủy khi nấu chín ở nhiệt độ cao. Đây là một trong những chất cấm gây nguy cơ ung thư cao.
- Vàng ô (VAT Yellow) được sử dụng phổ biến trong công nghiệp dệt, nhuộm, giấy, xây dựng, và không được dùng trong thực phẩm, có khả năng gây ung thư ở người đã được các cơ quan chức năng phát hiện đưa vào tạo mầu cho thức ăn chăn nuôi gà
Phương Hiếu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kết luận thanh tra số 15/KL-TTr về việc thanh tra công vụ tại UBND huyện Thạch Hà và một số đơn vị trực thuộc. Trong đó nóng vấn đề tinh giản biên chế.
Lê Hữu Chính
10:35 15/12/2024(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật chuyên ngành hàng không về bảo dưỡng tàu bay tại Công ty Cổ phần (CP) Dịch vụ kỹ thuật Hàng không (AESC), Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đã đưa ra nhiều kiến nghị.
Trần Quý
15:00 14/12/2024Lê Hữu Chính
14:40 14/12/2024Trần Quý
21:00 13/12/2024Nam Dũng
16:00 13/12/2024Phương Anh
22:22 12/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương