Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 12/01/2018 - 06:25
(Thanh tra)- Báo Thanh tra ngày 9/1/2018, đã có bài phản ánh về việc gần 100% các cơ sở sản xuất tại Cụm Công nghiệp (CN) Phong Khê không có giấy phép xây dựng, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao. Chưa hết, hàng loạt các sai phạm khác cũng đã được đoàn thanh tra của UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ ra khi tiến hành thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại đây.
Cụm CN Phong Khê. Ảnh: Hải Hà
100% cơ sở vi phạm pháp luật thuế
Các cơ sở sản xuất tại Cụm CN Phong khê đã được cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra về thuế, nhưng khi tiến hành xem xét việc kê khai, nộp thuế, nộp tiền thuê đất, thuế đất phi nông nghiệp, đoàn thanh tra tiếp tục "khui" ra hàng loạt sai phạm.
Cụ thể, có 4 cơ sở đang hoạt động, nhưng không đăng ký mã số thuế; 10 cơ sở nợ đọng thuế giá trị gia tăng kéo dài, số tiền lên tới hơn 6,5 tỷ đồng; 27 cơ sở nợ đọng tiền thuê đất kéo dài với số tiền gần 1,5 tỷ đồng; 32 cơ sở nợ tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; 11 cơ sở chậm nộp thuế; 4 cơ sở nợ tiền theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Đáng nói, có tới 15 tổ chức, hộ gia đình đến nay chưa xác định thông tin về tiền thuê đất phải nộp, tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; 7/7 tổ chức, hộ gia đình đều vi phạm trong việc kê khai, quyết toán thuế với tổng số tiền sai phạm lên tới hơn 670 triệu đồng.
Kết luận thanh tra khẳng định: Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh phải chịu trách nhiệm trong việc để các trường hợp nợ đọng thuế, nhất là số thuế nợ lớn và kéo dài nhiều năm. Ngoài ra, Chi cục Thuế TP Bắc Ninh phải chịu trách nhiệm trong việc để 15 trường hợp thuê đất đến nay chưa có thông tin nộp tiền thuê đất; chưa đôn đốc nộp dứt điểm nợ đọng thuế.
51/57 cơ sở xả thải vượt quy chuẩn
Tiến hành thanh tra 76 tổ chức, hộ gia đình thì có 58 hộ thuộc diện phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường (BVMT). Tuy nhiên, đa số các hộ lại thiếu ý thức BVMT. Nhiều hộ xin cấp giấy phép về BVMT chỉ mang tính... đối phó!.
Đã có 28 cơ sở, sau khi được Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ký giấy cấp phép BVMT, nhưng phần lớn không thực hiện đúng quy định trong giấy phép như: Không báo cáo kết quả thực hiện các nội dung được phê duyệt trong giấy phép; không thực hiện việc xây dựng công trình xử lý nước thải (đối với các đơn vị được cấp phép trước năm 2016); không xây dựng công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại...
Đặc biệt, có tới 36/38 cơ sở không có giấy phép BVMT được xác nhận theo quy định; 4 trường hợp sau khi được cấp giấy phép đã đổi tên pháp nhân, nhưng chưa điều chỉnh thủ tục trên giấy phép.
Đáng lo ngại, có 25/58 cơ sở không xây lắp công trình bảo vệ môi trường; 51/58 cơ sở không lập báo cáo quản lý môi trường theo quy định; 32/58 cơ sở không hợp đồng với đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp trước khi chuyển giao chất thải nguy hại xử lý.
Có 53/58 cơ sở không bố trí, hoặc bố trí khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định; 12/58 cơ sở không thực hiện chương trình giám sát môi trường; 15 cơ sở không kê khai chứng từ chất thải nguy hại; 28 cơ sở không kê khai và nộp phí nước thải công nghiệp.
Lo lắng hơn có tới 51/57 cơ sở có hành vi xả thải vượt quy chuẩn cho phép…
Quản lý… lỏng lẻo
Tại Cụm CN Phong Khê, sản phẩm được sản xuất chính là giấy vệ sinh và giấy KRAFT, với nguồn nguyên liệu đầu vào là bột giấy và giấy phế liệu, nhưng hầu hết các cơ sở sản xuất lại làm ngơ công tác bảo vệ môi trường. Điều đáng nói, công tác cấp phép và quản lý sau cấp phép của Sở TN&MT và Chi cục BVMT lại rất... lỏng lẻo.
Giai đoạn 2006 - 2016, 2 đơn vị trên đã cấp 53 giấy phép về môi trường cho các cơ sở sản xuất giấy tại Cụm CN Phong Khê. Nhưng công tác cấp giấy BVMT và quản lý sau cấp giấy phép còn nhiều tồn tại: Chỉ có duy nhất 1 cơ sở thực hiện báo cáo việc thực hiện đề án BVMT, còn lại 55/56 cơ sở không có báo cáo theo quy định; phần lớn các đơn vị không thực hiện đầy đủ các nội dung quy định trong giấy phép BVMT đã cấp.
Đáng nói, các cơ sở sản xuất đã để xảy ra hàng loạt vi phạm môi trường trong thời gian dài, nhưng Chi cục BVMT lại không kiểm trra kịp thời, thường xuyên và không có kiến nghị, đề xuất với các cơ quan quản lý Nhà nước để có biện pháp xử lý.
Sai phạm đã rõ, trách nhiệm của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý đến đâu? Việc khắc phục sai phạm được thực hiện như thế nào? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.
"Bỏ quên" quyền lợi người lao động
Thanh tra việc chấp hành chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc cho người lao động cho thấy, đa số các cơ sở chưa thực hiện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; có cơ sở "bỏ sót" không tham gia bảo hiểm cho tất cả lao động...
Đáng lưu ý, có tới 55/56 cơ sở vi phạm về an toàn lao động như không có hoặc thiếu hồ sơ máy móc, thiết bị, không có kết quả kiểm định định kỳ các máy móc thiết bị trước khi đưa vào sử dụng; người sử dụng lao động không có chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định...
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Quảng Bình yêu cầu lãnh đạo Sở KH&ĐT, lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố: Bố Trạch, Ba Đồn, Đồng Hới rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ công vụ trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính thuộc lĩnh vực được phân công...
Hải Viên
11:00 26/11/2024(Thanh tra) - UBND TP Thanh Hoá cấp giấy chứng nhận cho ông Đàm Cảnh Hưng không đúng quy định.
Hương Trà
09:00 26/11/2024Nam Hà
08:00 26/11/2024Văn Thanh
07:30 26/11/2024Hải Viên
19:00 25/11/2024Ngọc Giàu
18:00 25/11/2024Trần Kiên
Hương Trà
Nhật Minh
Văn Thanh
PV
Hương Giang
Phương Anh
Hải Viên
Anh Minh
Lâm Ánh
Thành Nam