Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tham gia ý kiến rộng rãi xây dựng Luật Báo chí

Thứ tư, 12/11/2014 - 20:37

(Thanh tra) - Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại hội nghị Tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Hà Nội ngày 12/11.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: ND

Luật Báo chí được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/12/1989 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 2/1/1990. Ngày 12/6/1999, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.

Qua 15 năm thi hành, Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã tạo hành lang pháp lý để hoạt động báo chí và các hoạt động liên quan đến báo chí phát triển vượt bậc; quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân được bảo đảm và phát huy trong khuôn khổ Hiến pháp và luật định.

Báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, loại hình và chất lượng thông tin, qua đó phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những nội dung của Luật Báo chí cơ bản đã phù hợp và bảo đảm tính hiệu lực trong quản lý, điều hành các hoạt động báo chí.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin  và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết: Báo chí Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng ấn phẩm, loại hình báo chí và chất lượng thông tin, qua đó phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế. Báo chí đã làm tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân. Báo chí về cơ bản đã hoạt động đúng pháp luật, định hướng, tuyên truyền kịp thời việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước...

Bên cạnh những ưu điểm, thành tích là chủ yếu, hoạt động báo chí và công tác quản lý Nhà nước về báo chí cũng còn những hạn chế, như nhiều về số lượng cơ quan báo chí nhưng chất lượng chưa tương xứng, còn chồng chéo về tôn chỉ mục đích, nội dung, đối tượng phục vụ; có xu hướng "thương mại hoá" trong hoạt động báo chí; có hiện tượng tư nhân chi phối báo chí và điều này đã làm giảm chất lượng chính trị, văn hoá, khoa học, nghiệp vụ của báo chí. Lãnh đạo một số cơ quan báo chí buông lỏng công tác quản lý, giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên...

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: ND

Hội nghị đã nghe nhiều tham luận của các đại diện cơ quan quản lý báo chí, các tổng biên tập cơ quan báo chí đánh giá về tình hình thực hiện Luật Báo chí cũng như đóng góp ý kiến để sửa đổi Luật Báo chí sắp tới.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hội nghị tổng kết sự phát triển của báo chí cách mạng trong suốt quá trình kể từ khi Luật Báo chí đi vào cuộc sống. Tính từ mốc 15 năm qua kể từ khi Luật Báo chí được sửa đổi, thì không chỉ bởi do luật này mà do rất nhiều các chủ trương chính sách của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước và sự tham gia của xã hội, đương nhiên lực lượng báo chí là nòng cốt.

Báo chí cách mạng Việt Nam đã có bước phát triển rất mạnh mẽ, không chỉ tính số lượng các cơ quan báo chí các loại hình, số lượng phóng viên mà điều quan trọng nhất đó là báo chí đã mang thông tin đến tận mọi ngõ ngách, phản ánh mọi mặt của đời sống và bây giờ không chỉ là trong nước mà vươn ra toàn thế giới. Báo chí đã đóng góp một phần rất quan trọng không chỉ vào việc tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, báo chí còn góp phần tham gia hoạch định chính sách sát yêu cầu thực tiễn cuộc sống.

Qua hội nghị này, các đại biểu cần đào sâu suy nghĩ trên tinh thần trách nhiệm xem xét Luật Báo chí hiện hành đã đáp ứng được đến đâu, điều gì cần phải sửa, điều gì còn bất cập thuộc phạm vi Luật Báo chí hay là bất cập do những quy định từ những bộ luật khác mang lại.

Từ ý kiến của các đại biểu phát biểu trong hội nghị về tình trạng một số Thông tư, Nghị định khi đi vào thực tế cuộc sống không có hiệu quả, Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông trên cơ sở xây dựng dự thảo của Luật Báo chí để trình cơ quan chức năng trong thời gian tới cần thu hút sự tham gia ý kiến đóng góp của các ban, ngành và rộng rãi ý kiến của mọi người dân nhất là những người đang hoạt động trong ngành Báo chí và tiếp thu ý kiến đóng góp khác thông qua các cơ quan Báo chí để khi trình các cơ quan chức năng được thuận lợi.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng, việc tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí và việc xây dựng Luật Báo chí trong thời gian tới cần bám sát các quy định của Hiến pháp 2013. Một yêu cầu xuyên suốt khác là phải thể chế hoá tốt hơn, cụ thể hoá, chi tiết hoá tốt hơn các quan điểm của Đảng về công tác báo chí. Báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, hoạt động theo pháp luật, phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt báo chí. Xây dựng Luật Báo chí không chỉ để quản lý báo chí mà phải tạo động lực để báo chí phát triển.

Nam Dũng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.

Nam Dũng

21:51 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm