Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không sử dụng kháng sinh trong thức ăn thủy sản

Thứ ba, 11/04/2017 - 07:32

(Thanh tra)- Là một trong những nội dung quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi (TACN), thủy sản thương mại vừa được Chính phủ ban hành.

Nội dung quản lý Nhà nước về TACN, thủy sản gồm định hướng phát triển sản xuất và sử dụng TACN, thủy sản; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển TACN, thủy sản; quản lý khảo nghiệm và công nhận TACN, thủy sản mới; thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về TACN, thủy sản; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động trong lĩnh vực TACN, thủy sản; đầu tư, phát triển hệ thống khảo nghiệm, kiểm nghiệm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý Nhà nước về chất lượng TACN, thủy sản…

Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế, xã hội đầu tư nghiên cứu, đào tạo, khuyến công, khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, chế biến TACN, thủy sản.

Ưu tiên đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu TACN, thủy sản trong nước và các chính sách khác, trong đó có việc dành thêm quỹ đất và tín dụng ưu đãi cho việc trồng, thu hoạch, bảo quản, sản xuất, gia công, chế biến nguồn nguyên liệu TACN, thủy sản trong nước.

Không sử dụng kháng sinh trong thức ăn thủy sản; kháng sinh sử dụng trong TACN nhằm mục đích kích thích sinh trưởng cho gia súc, gia cầm phải có trong danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong TACN; kháng sinh sử dụng trong TACN nhằm mục đích trị bệnh cho gia súc, gia cầm và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm non phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam và theo đơn của bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y.

Sản xuất và sử dụng TACN chứa kháng sinh phải phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, mục đích sử dụng, thời gian sử dụng đảm bảo không gây tồn dư kháng sinh vượt mức giới hạn cho phép trong sản phẩm chăn nuôi và không gây ảnh hưởng đến kháng sinh trong điều trị bệnh của con người và vật nuôi. Chỉ được phép sử dụng tối đa 2 loại kháng sinh trong một sản phẩm TACN…

Nghị định cũng quy định về điều kiện và nội dung khảo nghiệm TACN, thủy sản; trình tự, thủ tục đăng ký khảo nghiệm và công nhận TACN, thủy sản mới; nhập khẩu TACN, thủy sản chưa được phép lưu hành tại Việt Nam và xuất khẩu TACN, thủy sản.

Về kiểm tra chất lượng TACN, thủy sản, Nghị định quy định kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện đối với cơ sở sản xuất, gia công, mua bán TACN, thủy sản; lấy mẫu TACN, thủy sản để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trong đó tập trung đánh giá các chỉ tiêu an toàn và những chỉ tiêu chất lượng chính của sản phẩm.

Việc kiểm tra thường xuyên của các cơ quan Nhà nước phải được thông báo trước bằng văn bản, mỗi năm chỉ được tiến hành kiểm tra chất lượng không quá 1 lần, trừ việc kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Việc kiểm tra đột xuất chất lượng TACN, thủy sản tại cơ sở sản xuất, gia công, cơ sở mua bán, cơ sở sử dụng TACN, thủy sản chỉ được tiến hành khi có quyết định của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền, không cần thông báo trước.Việc đăng ký kiểm tra, xác nhận chất lượng TACN, thủy sản nhập khẩu, bị triệu hồi hoặc trả về là yêu cầu bắt buộc. Riêng đối với TACN, thủy sản xuất khẩu thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Về lấy mẫu và thử nghiệm TACN, thủy sản, được thực hiện theo quy định tại các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Người lấy mẫu TACN, thủy sản phải được Bộ NN&PTNT đào tạo và cấp chứng chỉ lấy mẫu TACN, thủy sản.

Việc thử nghiệm chất lượng TACN, thủy sản phục vụ công tác quản lý Nhà nước về TACN, thủy sản chỉ được thừa nhận theo các phương pháp thử tại các phòng thử nghiệm do Bộ NN&PTNT chỉ định. Trường hợp các phương pháp thử chưa được chỉ định hoặc chưa được thống nhất, Bộ NN&PTNT quyết định phương pháp thử được áp dụng.

Bộ NN&PTNT ban hành quy trình chỉ định phòng thử nghiệm lĩnh vực TACN, thủy sản; hướng dẫn công khai bằng văn bản và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT.

Khi có quyết định của cơ quan thẩm quyền về việc buộc thu hồi sản phẩm TACN, thủy sản, người kinh doanh sản phẩm TACN, thủy sản bị buộc thu hồi phải tiến hành thông báo ngay cho các đối tượng khách hàng dừng việc kinh doanh, sử dụng sản phẩm TACN, thủy sản buộc thu hồi và tiến hành thu hồi toàn bộ về nơi xử lý theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Số lượng TACN, thủy sản không thể thu hồi được phải có lí do, được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đồng ý và người kinh doanh phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2017.

B.B.Đ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.

Nam Dũng

21:51 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm