Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Hoạt động đoàn thanh tra phải công khai, minh bạch, gắn với trách nhiệm giải trình của người có thẩm quyền

Thái Hải

Thứ sáu, 29/12/2023 - 21:46

(Thanh tra) - Đó là giải pháp để nâng cao trách nhiệm của các cục, vụ, đơn vị của Thanh tra Chính phủ (TTCP) trong tổ chức và hoạt động của đoàn thanh tra được đưa ra tại đề tài khoa học cơ sở “Trách nhiệm của các cục, vụ, đơn vị của TTCP trong tổ chức và hoạt động đoàn thanh tra” do ThS Nguyễn Thị Hải Yến, Vụ Pháp chế, làm chủ nhiệm được Hội đồng Nghiệm thu TTCP tổ chức nghiệm thu vào ngày 29/12.

ThS Nguyễn Thị Hải Yến trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH

Theo chủ nhiệm đề tài, Quyết định 465/QĐ-CP ngày 29 của TTCP ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động đoàn thanh tra của TTCP có quy định trách nhiệm của thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị của TTCP trong tổ chức và hoạt động đoàn thanh tra, trong đó thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra có vai trò lớn trong tổ chức và hoạt động đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước Tổng Thanh tra, Phó Tổng Thanh tra được phân công chỉ đạo cuộc thanh tra về tổ chức.

Với mục tiêu nghiên cứu về trách nhiệm của các cục, vụ, đơn vị của TTCP trong tổ chức và hoạt động của đoàn thanh tra nhằm nâng cao vai trò của các thủ trưởng các cục, vụ đơn vị của TTCP trong tổ chức và hoạt động của đoàn thanh tra.

Đề tài đã chỉ ra các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện trách nhiệm của các cục, vụ, đơn vị thuộc TTCP trong tổ chức và hoạt động đoàn thanh tra như: Về phân định thẩm quyền của thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc thanh tra trong tổ chức và hoạt động đoàn thanh tra. Trong quá trình tiến hành thanh tra, mối quan hệ giữa người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra được pháp luật thanh tra quy định cụ thể.

Trưởng đoàn thanh tra ngoài những quyền được pháp luật thanh tra quy định có thể tự mình quyết định (phải chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình) còn có nhiệm vụ, quyền hạn báo cáo với người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.

Thủ trưởng đơn vị được giao tổ chức đoàn thanh tra (vụ trưởng, cục trưởng) mặc dù không bị ràng buộc bởi các trách nhiệm pháp lý đối với hoạt động của đoàn thanh tra, nhưng họ lại có trách nhiệm quản lý đối với cán bộ thanh tra, quản lý hành chính với trưởng đoàn thanh tra và tham gia ý kiến vào báo cáo kết quả thanh tra (Quy chế 465).

Trong nhiều trường hợp, họ được người ra quyết định thanh tra giao giám sát hoạt động đoàn thanh tra, cho ý kiến về nội dung kết luận thanh tra, chỉ đạo đoàn thanh tra tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra.

Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị được giao tổ chức đoàn thanh tra còn mờ nhạt, không đầy đủ nhưng trách nhiệm chính trị, quyền hạn của họ là rất lớn, có tác động trực tiếp tới kết quả hoạt động của đoàn thanh tra

Về phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn, ủy quyền hành chính, bối cảnh hiện nay là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước. Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ngày càng yêu cầu cao về trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác thanh tra, bao gồm thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị của TTCP. Khi đã trao nhiều trách nhiệm, yêu cầu nhiều trách nhiệm thì về nguyên tắc phải phân quyền phù hợp để thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị của TTCP có đủ công cụ để quản lý.

Trong khi đó, nhiều bộ, ngành đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý, để các bộ trưởng có thể phát huy vai trò chính khách. Ủy quyền trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước tuy chưa được quy định chặt chẽ, song đã có các quy định về ủy quyền trong pháp luật về tổ chức bộ máy và pháp luật chuyên ngành.

Với tính chất là người đứng đầu đơn vị chủ trì đoàn thanh tra, vụ trưởng, cục trưởng chịu trách nhiệm chính trị với tư cách là người đứng đầu đơn vị trong hoạt động của cục, vụ mình quản lý, bao gồm cả đối với việc thực hiện thẩm quyền của cấp dưới khi được phân công thực hiện hoạt động của đoàn thanh tra…

Trên cơ sở đó, đề tài kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của các cục, vụ, đơn vị của TTCP trong tổ chức và hoạt động của đoàn thanh tra. Đó là, nghiên cứu cơ chế để tổ chức và hoạt động đoàn thanh tra công khai, minh bạch, gắn với trách nhiệm giải trình của người có thẩm quyền hoạt động thanh tra, đồng thời bảo đảm tính độc lập, khách quan, thực hiện đầy đủ, chấp hành nghiêm quy chế làm việc, quy định, quy trình kiểm tra, thanh tra. Yêu cầu đối với hoạt động thanh tra trong giai đoạn hiện nay một mặt vẫn phải đảm bảo tính độc lập, khách quan, mặt khác cần gắn với trách nhiệm của người đứng đầu để đảm bảo hiệu quả, hiệu lực.

Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra có văn hoá liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ. Thanh tra các cấp, các ngành cần chú trọng đổi mới quy trình và phương pháp tuyển chọn, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ thanh tra, bảo đảm xây dựng được đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và mạnh về chất lượng; vững vàng về chính trị, có bản lĩnh trong hoạt động thực tiễn và kiên định với cương lĩnh của Đảng.

Cán bộ, thanh tra viên cần không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực, phẩm chất, đặc biệt là phải có trách nhiệm, trình độ cao, đạo đức cá nhân trong sáng, tinh thông nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ; phải có tác phong làm việc khoa học, sáng tạo, sâu sát và cụ thể, luôn trau rồi đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh thanh tra viên trước những cám dỗ và tiêu cực xã hội, bảo đảm xứng đáng với lời dạy của Hồ Chủ tịch về người làm công tác thanh tra.

Tiếp tục nghiên cứu đề xuất tổ chức Cơ quan TTCP theo hướng phân cấp, phân quyền, ủy quyền hành chính đối với các cục, vụ, đơn vị của TTCP.

Cần tiếp tục nghiên cứu và đề xuất lên cơ quan có thẩm quyền việc áp dụng cơ chế ủy quyền hành chính đối với các đơn vị trực thuộc của TTCP trong các hoạt động ra quyết định thanh tra, ký kết luận thanh tra, quản lý công chức. Cơ chế này đã được áp dụng tại nhiều bộ, ngành và kiểm toán Nhà nước.

Với kết quả đạt được, Hội đồng Nghiệm thu đánh giá đề tài đạt loại xuất sắc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm