Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 28/11/2024 - 16:48
(Thanh tra) - Ngày 28/11, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) tổ chức Hội thảo hoàn thiện nội dung nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở “Điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ - Thực trạng và giải pháp”, do bà Nguyễn Bạch Tuyết, Phòng Quản lý Khoa học và Thông tin - Thư viện làm Chủ nhiệm.
Bà Nguyễn Bạch Tuyết trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH
Theo chủ nhiệm đề tài, thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra là quá trình liên tục và gắn kết, bao gồm việc lập kế hoạch thanh tra trên cơ sở phân tích thông tin, xác định mục tiêu, phạm vi, nội dung và phương pháp thanh tra, đồng thời triển khai các hoạt động thanh tra theo kế hoạch đã lập, với sự điều phối nguồn lực, giám sát tiến độ và xử lý các vấn đề phát sinh, nhằm đạt được kết quả thanh tra chính xác, khách quan, minh bạch và hiệu quả.
Chủ nhiệm đề tài cho rằng, để kế hoạch tiến hành thanh tra đạt được mục tiêu đề ra, việc xác định các yêu cầu cần có như phạm vi, nội dung, đối tượng, phương pháp thanh tra, tiến độ thực hiện và chế độ thông tin báo cáo là điều kiện tiên quyết.
Tuy nhiên, những yêu cầu này không thể được thực hiện đúng theo nội dung xác định trong kế hoạch nếu thiếu các điều kiện đảm bảo. Những điều kiện này mang tính chủ quan và khách quan, tác động trực tiếp đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra.
Chẳng hạn, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ thanh tra viên đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn phạm vi, nội dung thanh tra sao cho phù hợp với thực tế.
Tương tự, sự phối hợp của các cơ quan liên quan và đối tượng được thanh tra sẽ quyết định tính chính xác và kịp thời của thông tin, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn bộ kế hoạch.
Ngoài ra, các yếu tố khách quan như môi trường pháp lý, cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ và văn hóa tổ chức cũng đóng vai trò không thể thiếu, hỗ trợ và thúc đẩy quá trình thanh tra diễn ra thuận lợi hơn.
“Điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra là tổng hòa các yêu cầu cần được đáp ứng để đảm bảo kế hoạch tiến hành thanh tra được thực hiện một cách hệ thống, đáp ứng nội dung, phạm vi, và phương pháp thực hiện trên cơ sở cân đối các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả, hợp pháp và khoa học”, chủ nhiệm đề tài nhấn mạnh.
Với mục tiêu làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các điều kiện bảo đảm việc thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ, đề tài nghiên cứu 3 nội dung: Những vấn đề chung về điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ; Thực trạng điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ; Giải pháp nâng cao điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Nghiên cứu các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra, chủ nhiệm đề tài đề cập đến điều kiện pháp lý; điều kiện về năng lực nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn ngành nghề, kinh nghiệm làm việc; điều kiện về môi trường làm việc, phương pháp và quy trình thanh tra, giám sát hoạt động thanh tra; sự hợp tác của đối tượng thanh tra và phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan; năng lực chỉ đạo, điều hành của trưởng đoàn thanh tra; kiểm tra, giám sát hoạt động đoàn thanh tra; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra.
Bà Nguyễn Bạch Tuyết cho biết, trên cơ sở nghiên cứu kết quả thực hiện thanh tra của Thanh tra Chính phủ giai đoạn 2021 - 2023; thực trạng xây dựng và thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ qua một số cuộc thanh tra; đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra, đề tài đưa ra 2 nhóm giải pháp nâng cao điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Theo đó, về giải pháp hoàn thiện pháp luật, đề tài đề xuất quy định cụ thể về trách nhiệm của người ký quyết định thanh tra và thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc thanh tra trong kiểm soát tiến độ, kế hoạch thực hiện; bảo đảm yêu cầu về xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra; quy định về thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra.
Về giải pháp tổ chức thực hiện, bao gồm tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra; đổi mới phương pháp, cách thức xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra; nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động của đoàn thanh tra; bảo đảm việc thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra.
Góp ý kết quả nghiên cứu đề tài, theo ThS Lê Đức Trung, Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Thông tin - Thư viện, Viện CL&KHTT cho rằng, đề tài có kết cấu phù hợp;
Tuy nhiên, ở chương I, chủ nhiệm đề tài cần làm rõ thêm kế hoạch tiến hành thanh tra; khái niệm về thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra, bên cạnh đó cần so sánh với kế hoạch thanh tra đã được ban hành; Về giải pháp được đề cập ở chương III, cần đề cập đến giải pháp về công tác chỉ đạo điều hành khi tiến hành 1 cuộc thành tra…
ThS Lê Văn Đức, Phó Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Thông tin - Thư viện, Viện CL&KHTT nhấn mạnh: Đây là đề tài hay, đề cập đến biện pháp nghiệp vụ gắn với thực tiễn.
Tuy nhiên, ông Đức cũng cho rằng đây cũng là đề tài khó, bởi lẽ, kế hoạch tiến hành thanh tra là tài liệu mật, việc tiếp cận với tài liệu này là rất khó. Do đó, theo ông Đức, chương I, đề tài cần bổ sung tiếp cận về hoạt động thanh tra; cần xem lại đặc điểm về tính minh bạch của kế hoạch tiến hành thanh tra.
Về tồn tại, hạn chế được đề cập ở chương II, đề tài cần đề cập đến tồn tại hạn chế của kế hoạch tiến hành thanh tra, cần xét đến phương pháp thực hiện, bởi lẽ đây là khâu yếu, còn nhiều tồn tại, hạn chế trong kế hoạch tiến hành thanh tra.
Về giải pháp, chủ nhiệm đề tài cần tham khảo Luật Thanh tra năm 2022, trong đó có đề cập đến quy định việc cán bộ không phải là thanh tra viên không có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu và giải trình của đối tượng thanh tra; không phải là thanh tra viên, không được phân công chủ trì nhiệm vụ; có quy định sửa đổi bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra, đề tài cần làm rõ căn cứ sửa đổi bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra nhằm tránh sự tùy tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ…
ThS Lê Thị Thúy, Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Viện CL&KHTT cho rằng, chương I đang đề cập đến nhiều quan niệm ở nhiều mục khác nhau, đề tài cần gộp lại, đưa vào một mục chung về quan niệm nhằm tránh sự dàn trải;
Đồng thời, làm rõ nội dung, vai trò, ý nghĩa của các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra. Các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra, cần xem lại điều kiện về mặt pháp lý, thay vào đó là điều kiện bảo đảm chất lượng kế hoạch tiến hành thanh tra;…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 28/11, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) tổ chức Hội thảo hoàn thiện nội dung nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở “Điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ - Thực trạng và giải pháp”, do bà Nguyễn Bạch Tuyết, Phòng Quản lý Khoa học và Thông tin - Thư viện làm Chủ nhiệm.
Thái Hải
16:48 28/11/2024(Thanh tra) - Theo ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền thình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), ngày 25/12/2024, khi Nghị định số 147/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, các nền tảng mạng xã hội có trách nhiệm phải gắn biểu tượng đã xác thực đối với trang, kênh mạng xã hội của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và người nổi tiếng. Đây là một biện pháp hữu hiệu để chống lừa đảo trực tuyến, vốn đang diễn ra rất phức tạp hiện nay.
Hoàng Nam
16:26 28/11/2024Hoàng Nam
19:23 27/11/2024Trần Kiên
18:07 27/11/2024Hương Giang
17:09 26/11/2024Trần Quý
Minh Anh
Thanh Hoa + Đông Hà
Văn Thanh
Phương Anh
Trần Quý
Trọng Tài
Bùi Bình
Hải Hà
Hương Giang