Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Thông tin và Truyền thông (2)

Hoàng Yến

Thứ ba, 28/12/2021 - 06:35

(Thanh tra) - Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan, đơn vị phổ biến đến các đơn vị trực thuộc, tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về các nội dung Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí (THTK, CLP).

Ảnh minh hoạ: Internet

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình của cơ quan, đơn vị để ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung, yêu cầu nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Yêu cầu
Có các giải pháp, biện pháp đột phá, cách làm mới để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đổi mới lề lối làm việc, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp, văn minh, chu đáo, tận tình với tinh thần Nhà nước và Chính phủ kiến tạo; giải quyết công việc công vụ một cách triệt để, mang lại giá trị cao để thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực mình phụ trách.
THTK, CLP phải bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của từng đơn vị, hướng tới hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm tại Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP giai đoạn 2021 - 2025, góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Quán triệt nội dung Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn tới cán bộ công chức, viên chức. THTK, CLP cần được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi với sự tham gia của tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
THTK, CLP phải gắn với các hoạt động phòng chống tham nhũng, thanh tra, kiểm tra, tinh giản biên chế, cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy.
THTK, CLP phải đi đôi với thực hiện có hiệu quả hiện đại hóa quản lý hành chính nhà nước thông qua hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của mạng thông tin điện tử của Bộ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa các quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý điều hành và thực thi trên mọi lĩnh vực.
II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Về thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý thu, chi ngân sách nhằm mục tiêu quản lý ngân sách nhà nước thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của đơn vị dự toán sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ. Đảm bảo toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước và được thực hiện theo đúng quy định. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Bộ, của Ngành trong giai đoạn 2021-2025 về chuyển đổi số, kinh tế số và xã hội số, nhất là nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
- Thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước hướng đến mục tiêu quản lý, điều hành dự toán ngân sách hoàn toàn trên môi trường số. Đổi mới các quy trình quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin đề tăng hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu, chi ngân sách của Bộ.
- Hoàn thành tốt, hiệu quả công tác quản lý thu, chi ngân sách hàng năm của Bộ: bao gồm hướng dẫn xây dựng dự toán, thỏa thuận, phân bổ, giao, kiểm tra giám sát việc thực hiện dự toán. Có các biện pháp, giải pháp phấn phấn đấu tăng thu hơn so với dự toán được giao.
- Tổ chức điều hành dự toán chi ngân sách nhà nước chủ động, linh hoạt, đảm bảo chặt chẽ, kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách. Trong đó lưu ý:
+ Thực hiện nghiêm tài chính - ngân sách nhà nước, công khai, minh bạch trong sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; được kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính cấp trên, đảm bảo không có sai sót và THTK, CLP trong chỉ tiêu ngân sách.
+ Thực hiện tiết kiệm thêm nguồn chi thường xuyên hàng năm để dành nguồn thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất, cấp bách được cấp có thẩm quyền giao; Rà soát các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; hạn chế tối đa bổ sung ngân sách nhà nước ngoài dự toán, tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác nước ngoài phấn đấu tiết kiệm để cải cách tiền lương và tăng thu nhập cho công chức, viên chức và người lao động.
- Tăng cường phân cấp quản lý trong lĩnh vực tài chính công trên cơ sở đảm bảo các quy định của Nhà nước và năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở.
- Tăng cường công tác kiểm tra trong lĩnh vực tài chính công trên cơ sở đảm bảo các quy định của nhà nước và năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở.
- Tập trung bố trí ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ KHCN ưu tiên, trọng tâm để giải quyết các vấn đề về KHCN cấp thiết của Bộ Thông tin và Truyền thông theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Đình chỉ các nhiệm vụ, đề tài chậm tiến độ và điều chuyển kinh phí cho các nhiệm vụ khác. Tổ chức nghiên cứu, xây dựng kịp thời các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phát triển đồng bộ hệ thống các tổ chức đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông theo hướng tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
- Sử dụng hiệu quả kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo theo phương châm lấy học sinh làm trọng tâm, nhà trường làm nền tảng, giáo viên là động lực, đổi mới tư duy từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực, phẩm chất toàn diện cho học sinh.
- Hoàn thành việc giao quyền tự chủ toàn diện cho khu vực sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở tính đúng, tính đủ giá dịch vụ công theo lộ trình, đảm bảo công khai, minh bạch, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025, tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021; có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính.
2. Về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công
- Thực hiện tiết kiệm từ chủ trương đầu tư, chỉ quyết định chủ trương đầu tư các dự án có hiệu quả và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công; đảm bảo 100% các dự án đầu tư công có đầy đủ thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công. Mức vốn bố trí cho từng dự án phải phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân trong từng năm.
- Kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả; thực hiện cắt bỏ những dự án chưa thực sự cần thiết, cấp bách; kiểm soát số lượng các dự án khởi công mới, bảo đảm từng dự án khởi công mới phải có giải trình cụ thể về sự cần thiết, hiệu quả đầu tư và sự tuân thủ các quy định pháp luật. Không bố trí vốn ngân sách trung ương cho các dự án khởi công mới nhóm C của địa phương, trừ trường hợp đã có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
- Huy động được các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Thông tin và Truyền thông trong giai đoạn 2021-2025 thông qua việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp được để lại cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư, vốn ODA và vốn viện trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn theo các quy định của Nhà nước.
- Xây dựng và ban hành đầy đủ các quy trình, quy định và cơ chế quản lý đầu tư đối với các dự án của Bộ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư; Tổ chức tập huấn và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai, thực hiện theo quy định.
- Thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư, công tác quản lý đấu thầu và hiệu quả đầu tư các dự án đầu tư công nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài ngành Thông tin và Truyền thông; kiểm tra, giám sát công tác đấu thầu theo và kế hoạch giám sát đầu tư theo Kế hoạch được phê duyệt; thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư, quản lý đấu thầu, quản lý các dự án vốn ODA, vốn viện trợ nước ngoài ngành Thông tin và Truyền thông.
- Xây dựng và triển khai phần mềm quản lý đầu tư, bảo đảm các dự án và các chủ đầu tư được triển khai trên hệ thống quản lý, kết nối phần mềm quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn theo các quy định của Nhà nước; Hoàn thành tốt việc giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn NSNN, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư.
- Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định của pháp luật đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và thời hạn giải ngân, sử dụng vốn hiệu quả. Tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán dự án hoàn thành.
(Còn nữa)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm