Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trọng Tài
Thứ tư, 13/11/2024 - 11:17
(Thanh tra) - Xác định công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển bền vững của ngành Thủy sản, thời gian qua, tỉnh Thái Bình đã và đang quyết liệt triển khai khai đồng bộ nhiều giải pháp, siết chặt quản lý; qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU.
Tỉnh Thái Bình có tổng số 709 tàu cá đủ điều kiện hoạt động khai thác thủy sản đã được đăng ký và nhập vào phần mềm dữ liệu tàu cá quốc gia Vnfishbase. Ảnh: Trọng Tài
Thường trực 24/24h để giám sát tàu cá
Nhận thức được tầm quan trọng, chiến lược trong hoạt động phát triển thủy sản, tỉnh Thái Bình luôn bám sát các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU để thực hiện. Đồng thời, ban hành nhiều văn bản, kế hoạch chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện.
Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh đã tổ chức 10 đoàn kiểm tra tại các địa phương. Qua kiểm tra, đã kịp thời chấn chỉnh, yêu cầu khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đã tổ chức 6 cuộc họp đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác này…
Theo thống kê, đến ngày 25/10/2024, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có tổng số 709 tàu cá đủ điều kiện hoạt động khai thác thủy sản đã được đăng ký và nhập vào phần mềm dữ liệu tàu cá quốc gia Vnfishbase. Trong đó, có 337 tàu có chiều dài từ 6 - 12m; 224 tàu từ 12 - 15m; 126 tàu từ 15 - 24m; từ 24m trở lên là 22 tàu; 100% tàu cá được sơn ca bin, kẻ biển số theo quy định.
Đến nay, 148 tàu cá (100%) có chiều dài từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 100% tàu cá (từ 12m trở lên) được kiểm tra an toàn kỹ thuật và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.
100% tàu cá đủ điều kiện khai thác thủy sản đã được cấp giấy phép khai thác thủy sản. Số tàu cá còn hạn là 682/709 tàu, đạt 96,2%; số tàu cá hết hạn chưa cấp lại 27 tàu, chiếm tỷ lệ 3,8%.
Nhằm tăng cường công tác quản lý, UBND tỉnh Thái Bình giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện: Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương thường xuyên rà soát nắm chắc số lượng, biến động tàu có trên địa bàn. Từ ngày 30/9/2023 đến ngày 24/10/2024, đã hướng dẫn chủ tàu thực hiện xóa đăng ký 93 tàu cá; trong đó, 28 tàu bán ra ngoài tỉnh, 59 tàu giải bản, 1 tàu chìm đắm, 5 tàu chuyển mục đích sử dụng.
Đặc biệt, đối với tàu cá “3 không”, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1408/QĐ-UBND ngày 28/8/2024 công bố danh sách tàu cá đã được đóng mới, cải hoán, mua bán, tặng đang hoạt động, không đủ thành phần hồ sơ để được đăng ký theo quy định; yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp với các địa phương và lực lượng chức năng hướng dẫn hồ sơ, tổ chức thực hiện đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản cho các chủ tàu cá đủ điều kiện hoàn thành trước ngày 20/11/2024.
Để công tác chống khai thác IUU thực sự phát huy hiệu quả, Sở NN&PTNT Thái Bình đã thành lập tổ theo dõi Hệ thống Giám sát hành trình tàu cá (VMS); thường trực 24/24h để giám sát tàu cá, kịp thời phát hiện tàu cá mất kết nối, vượt ranh giới cho phép trên biển, thông báo đến địa phương để liên hệ chủ tàu quay về vùng biển Việt Nam.
Đồng thời, chia sẻ tài khoản theo dõi cho các cơ quan chức năng, UBND các huyện chủ động theo dõi, giám sát hoạt động tàu cá; phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn khi tàu cá có sự cố trên biển và xác minh, điều tra xử lý các tàu cá vi phạm VMS.
Quyết liệt xử lý vi phạm
Từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình đã điều tra, xác minh, xử lý 100% tàu cá vi phạm VMS; xử phạt 6 trường hợp với số tiền 150 triệu đồng. Một số trường hợp còn lại là lỗi bất khả kháng như: Lỗi nhà mạng, hỏng ác quy, chân vịt, máy tàu; chủ tàu có báo cáo vị trí trong thời gian mất kết nối về Bộ đội Biên phòng, cảng cá theo quy định…
Cùng với siết chặt về quản lý khai thác, việc truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác cũng được tỉnh Thái Bình đặc biệt quan tâm. Tại Cảng cá Cửa Lân (huyện Tiền Hải), từ ngày 1/1/2024 đến ngày 15/9/2024, có tổng số 6.802 lượt phương tiện đủ điều kiện xuất, cập cảng. Tổng số báo cáo, nhật ký khai thác, nhật ký thu mua đã nộp là 2.457 quyển; tổng sản lượng thủy sản qua cảng 3.051,9 tấn.
Bộ phận quản lý Cảng cá Cửa Lân đã thực hiện truy xuất dữ liệu giám sát tàu cá, dữ liệu quản lý phần mềm tàu cá quốc gia Vnfishbase trước khi tàu xuất, cập cảng. Các trường hợp tàu cá không đủ điều kiện kiên quyết không xác nhận cho tàu xuất, cập cảng và thông báo tới các cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo quy định.
Tương tự, tại Cảng cá Tân Sơn (huyện Thái Thụy), đến ngày 30/9/2024, đã thực hiện kiểm tra, kiểm soát và xác nhận cho 6.868 lượt tàu cá xuất, cập bến; số lượt tàu cá đủ điều kiện cập bến là 6.795 tàu, đạt 98%; số báo cáo, nhật ký khai thác, nhật ký thu mua đã nộp 6.294 quyển; tổng sản lượng thủy sản khoảng 10.351,58 tấn.
Ngoài ra, UBND tỉnh Thái Bình cũng chỉ đạo các địa phương ven biển phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức nhiều hội nghị hướng dẫn sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử (eCDT VN) đến các tổ chức, cá nhân, chủ tàu. Đến nay, tỷ lệ cài đặt phần mềm đạt hơn 60%.
Song song với siết chặt quản lý phương tiện, nguồn gốc thủy sản, trong 9 tháng năm 2024, các lực lượng chức năng của tỉnh Thái Bình đã tăng cường tuần tra, kiểm tra kiểm soát tại cảng cá, trên biển gấp đôi tuần suất và số lượt.
Qua đó, đã phát hiện, hoàn thiện hồ sơ, xử phạt vi phạm hành chính 40 vụ/40 đối tượng với số tiền hơn 600 triệu đồng. Trong đó, có 5 tàu cá vi phạm VMS mất kết nối, 9 tàu hoạt động sai vùng; số còn lại các hành vi sử dụng, tàng trữ công cụ kích điện, chưa đăng ký lại, không có văn bằng chứng chỉ, vi phạm cập cảng, nhật ký khai thác thủy sản…
Ngoài ra, tại Cảng cá Cửa Lân, qua kiểm tra, giám sát hoạt động tàu cá xuất, cập cảng, lực lượng chức năng đã phát hiện, lập biên bản xử lý 13 vụ/13 đối tượng với số tiền 54,5 triệu đồng; lập hồ sơ tham mưu UBND huyện xử lý 4 vụ/4 chủ tàu vi phạm VMS, sai vùng, sai nhật ký khai thác thủy sản với số tiền 77,5 triệu đồng.
Bài 2: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang