Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tập trung giải quyết tham nhũng khủng

Thứ sáu, 11/09/2020 - 06:36

(Thanh tra)- Người đứng đầu Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) kêu gọi lãnh đạo các quốc gia đẩy mạnh nỗ lực chống tham nhũng toàn cầu bằng cách tập trung vào tham nhũng lớn.

Bà Delia Ferreira Rubio, Chủ tịch TI. Ảnh: TI

Tại Phiên họp giữa kỳ đầu tiên của Hội nghị Các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC), về việc chuẩn bị cho Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc Chống tham nhũng (UNGASS 2021), vừa tổ chức tại Thủ đô Vienna, Áo, bà Delia Ferreira Rubio, Chủ tịch TI đã có bài phát biểu.

Trọng tâm của Phiên họp giữa kỳ đầu tiên là phòng ngừa, hình sự hóa và thực thi pháp luật chống tham nhũng.

Theo bà Delia Ferreira Rubio, năm nay đánh dấu 15 năm kể từ khi UNCAC có hiệu lực. Mặc dù chúng ta đã thấy có nhiều tiến bộ, nhưng ở nhiều nơi trên thế giới, tham nhũng vẫn tiếp tục kìm hãm sự phát triển và tước đoạt quyền cơ bản của người dân.

Trước những thách thức lớn mà thế giới đang phải đối mặt hôm nay, đặc biệt là khi cuộc khủng hoảng COVID-19 vượt lên trên cuộc khủng hoảng khí hậu trở thành mối lo ngại lớn nhất hiện nay, thì chúng ta không còn thời gian để lãng phí.

"Chúng tôi tán dương các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã quyết định tổ chức Phiên họp đặc biệt về chống tham nhũng để đưa nội dung chống tham nhũng vào chương trình nghị sự toàn cầu từ vị trí cách đây 15-20 năm. UNGASS 2021 đem tới nhiều hứa hẹn, nhưng cũng mang một trách nhiệm nặng nề. Toàn thế giới sẽ xem xét kỹ lưỡng tuyên bố chính trị mà thành viên Liên hợp quốc thông báo vào năm tới cũng như các bước cụ thể mà cộng đồng quốc tế sẽ đặt ra", Chủ tịch TI Delia Ferreira Rubio nói.

Bà cũng bày tỏ hy vọng, Liên hợp quốc sẽ cung cấp một diễn đàn để đạt được những tiến bộ thực sự trong chống tham nhũng chứ không chỉ dừng lại ở lời nói.

Tại thời điểm quan trọng này, TI kêu gọi lãnh đạo các quốc gia coi tham nhũng lớn là ưu tiên hàng đầu.

Trước đó, TI đã làm việc với nhóm chuyên gia để phát triển một định nghĩa pháp lý mới về “tham nhũng lớn”. Theo đó, tham nhũng lớn có 3 đặc trưng chính, là: Một kế hoạch tham nhũng; sự tham gia của một quan chức nhà nước cấp cao; và gây tổn hại nghiêm trọng, có thể dưới dạng chiếm dụng ở quy mô lớn các nguồn lực công hoặc vi phạm thô bạo quyền con người.

Có thể nói, tham nhũng lớn có tác động tàn phá tới mọi người trên toàn thế giới, ngăn cản thành tựu của các Mục tiêu Phát triển bền vững. Đã đến lúc các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc thực sự nghiêm túc trước vấn đề này và theo sát các khuyến nghị được nhóm chuyên gia của Liên hợp quốc thông qua trong Tuyên bố Oslo hồi tháng 6/2019.

Ảnh: ReginaPivetta/Shutterstock

TI kêu gọi các thành viên Liên hợp quốc ưu tiên 3 lĩnh vực cải cách để bảo đảm rằng UNGASS 2021 tạo ra một bước đột phá trong việc giải quyết tham nhũng lớn.

- Đầu tiên, và quan trọng nhất, là thực thi công lý thay vì miễn trừ trừng phạt.

Tham nhũng lớn cũng thường đồng nghĩa với việc hệ thống tư pháp không thể hoặc không muốn để người có quyền lực phải chịu trách nhiệm. Những kẻ phạm tội lớn thường có quyền lực, ưu thế và có thể hành động mà không bị trừng phạt theo khung quốc tế hiện hành. Giải quyết tình trạng tham nhũng lớn đòi hỏi một khung khổ thực thi quốc tế mới và các biện pháp quốc gia mới.

- Thứ 2 là những yếu tố thúc đẩy.

Các kế hoạch tham nhũng lớn có phạm vi trải dài khắp các biên giới khi thủ phạm lợi dụng chính các công ty vỏ bọc ẩn danh và những nhà hỗ trợ tài chính, phi tài chính chuyên nghiệp. TI kêu gọi UNGASS 2021 xác nhận đăng ký công khai về quyền sở hữu lợi ích như một tiêu chuẩn toàn cầu.

- Thứ 3 là liêm chính chính trị.

Một loạt biện pháp phòng ngừa cần được xem xét để truyền tính liêm chính lên vị trí hàng đầu của các hệ thống chính trị. Trong số nhiều điều khác, các thành viên Liên hợp quốc cần cam kết hạn chế nguồn tài chính chính trị không rõ ràng và không đồng đều, xác định lại những điều khoản đối với sự tham gia chính trị của doanh nghiệp trên diện rộng.

Để đạt được điều đó, TI kêu gọi UNGASS 2021 thành lập một lực lượng đặc nhiệm để đề xuất các cam kết và cơ chế mới, được đề cập đến trong một nghị định thư cho UNCAC hoặc một hiệp định khác.

"Việc đạt được Chương trình Nghị sự 2030 phụ thuộc vào việc UNGASS 2021 thúc đẩy các nỗ lực chống tham nhũng toàn cầu và thúc đẩy sự thay đổi mà mọi người đang rất cần", bà Delia Ferreira Rubio nhận định.

Những thay đổi mang tính bền vững trong cuộc chiến chống tham nhũng sẽ chỉ đạt được nếu cộng đồng quốc tế đi đầu trong việc phá vỡ các hệ thống, mạng lưới cho phép kẻ tham nhũng thực hiện các hành vi hối lộ, biển thủ công quỹ, rửa tiền và hưởng lợi bất chính.

Hoài Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024
Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.

Bùi Bình

17:18 03/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm