Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phi Ngân
Thứ hai, 24/07/2023 - 12:24
(Thanh tra)- Trong Công an nhân dân có một bộ phận đặc biệt, được Đảng, Chính phủ tin tưởng giao phó trọng trách phòng chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ “sức khỏe” cho nền kinh tế nước nhà… Đó là tập thể cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - thường được biết đến với danh xưng: Cảnh sát kinh tế - Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Các tập thể của Cục Cảnh sát kinh tế được khen thưởng về thành tích xuất sắc trong công tác năm 2022. Ảnh: Bộ Công an
Những chiến công thầm lặng
Năm 2021, dư luận xã hội chấn động bởi đại án vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh bộ kit xét nghiệm COVID-19 xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á và các đơn vị, địa phương có liên quan trên khắp cả nước.
Có thể nói, đây là một trong những vụ việc tiêu cực có quy mô lớn, phức tạp; gây hậu quả nghiêm trọng nhất từ trước tới nay. Đây thật sự là cơn “đại địa chấn” “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử nước nhà…
Các bị can bị điều tra về 6 tội danh khác nhau, gồm: "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí"; "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng"; "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; "đưa hối lộ"; "nhận hối lộ" và "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi".
Đến nay, sau gần 2 năm khởi tố vụ án, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố nhiều người liên quan; trong đó có nguyên ủy viên Trung ương Đảng, quan chức thuộc Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng hàng trăm lãnh đạo, cán bộ CDC, sở y tế các tỉnh, thành phố.
Lực lượng trực tiếp xác minh, bóc gỡ, khám phá, đưa vụ việc làm thất thoát số lượng rất lớn ngân sách Nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân ra trước ánh sáng công lý chính là cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu…
Đây là một trong những thành tích nổi bật, nối dài thêm chuỗi chiến công chung của đơn vị.
Ra đời trong thời kỳ hòa bình mới lập lại trên toàn miền Bắc, lực lượng cảnh sát kinh tế đã đồng hành cùng dân tộc qua những chặng đường cam go của lịch sử, từng bước trưởng thành và có nhiều đóng góp ý nghĩa cho công cuộc xây dựng Tổ quốc.
Đất nước Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những vận hội là rất nhiều thách thức. Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu ngày càng phức tạp, nhiều thủ đoạn tinh vi; chính vì thế, cán bộ, chiến sĩ cảnh sát kinh tế không một giây phút được phép lơ là, để có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ Tổ quốc giao phó…
Thành tích gần đây nhất của cán bộ, chiến sĩ Cục C03 là chặt đứt đường dây buôn lậu vàng với số lượng “cực khủng” xuyên biên giới do đối tượng Nguyễn Thị Hóa, trú tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cầm đầu.
Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2022 đến nay, Hóa cùng đồng phạm tổ chức đường dây buôn lậu trên 3 tấn vàng, có tổng trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Trị, bán cho các cửa hàng vàng trong nước để thu lời bất chính. Công ty Cổ phần Đầu tư Vàng Phú Quý đã kê khai và báo cáo quyết toán thuế không trung thực; chỉ riêng năm đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 6 tỷ đồng.
Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án “buôn lậu” và “trốn thuế" xảy ra tại Cửa khẩu Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị; Công ty Cổ phần Đầu tư Vàng Phú Quý và các đơn vị liên quan; khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối Nguyễn Thị Hoá cùng 17 đối tượng trong đường dây về tội Buôn lậu.
Hiện vụ án vẫn đang được C03 củng cố tài liệu, chứng cứ và mở rộng điều tra, nhằm đưa tất cả các đối tượng liên quan ra chịu trách nhiệm trước pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm.
Sở dĩ lực lượng kinh tế triệt phá được chuyên án mà các đối tượng tội phạm sử dụng thủ đoạn vô cùng tinh vi, xảo quyệt này là nhờ những biện pháp nghiệp vụ vô cùng tinh thông.
Thượng tá Nguyễn Hữu Sơn, Trưởng phòng Hướng dẫn và Điều tra án tham nhũng, buôn lậu, Cục Cảnh sát kinh tế chia sẻ: "Nhận diện được tại sao nguồn nguyên liệu vàng của nhà nước nhập khẩu chỉ có một số doanh nghiệp được cấp phép, trong khi đó hoạt động vàng sôi động thì lực lượng cảnh sát kinh tế đã phát hiện ra hai đường dây, một đường dây nhập lậu qua Cửa khẩu Biên giới Tây Ninh và một đường dây từ Cửa khẩu Lao Bảo. Vụ nhập lậu từ Lao Bảo về là 5.000 tấn vàng trị giá 6.000 tỷ đồng… Sau khi bóc gỡ hai đường dây này, qua công tác nghiệp vụ thì thấy rằng thị trường vàng bắt đầu đi vào đúng quỹ đạo".
Ngoài đại án Việt Á và vụ buôn lậu 3 tấn vàng, chỉ trong 3 năm, từ 2021 đến nay, lực lượng cảnh sát kinh tế đã tích cực, chủ động tác nghiệp, nắm chắc tình hình, xác định được “mắt xích”, điểm “đột phá” trọng yếu trong các lĩnh vực biểu hiện nhiều sai phạm, kịp thời phát hiện, xác lập, đấu tranh, triệt phá thành công nhiều chuyên án, vụ việc, đường dây, tổ chức tội phạm lớn, phức tạp về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; trong đó có đại án nghiêm trọng, thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thể hiện quyết tâm xử lý triệt để theo phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
Một trong những thành tích nổi bật của lực lượng cảnh sát kinh tế là đấu tranh làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc phát hành và mua, bán trái phiếu doanh nghiệp xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Theo kết quả điều tra, từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tân Hoàng Minh) và một số thuộc cấp đã sử dụng pháp nhân của ba công ty con để phát hành 9 đợt trái phiếu trái phép; với tổng số tiền 10.300 tỷ đồng, nhằm lừa đảo tiền của nhiều nhà đầu tư…
Ngày 5/4/2022, Phòng Cảnh sát kinh tế đã tổ chức phá án, khởi tố vụ án hình sự; bắt tạm giam Đỗ Anh Dũng cùng đồng bọn; thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng quan trọng; phong tỏa, kê biên, tạm giữ tài sản có liên quan và đã thu hồi tổng số tiền trên 4.026 tỷ đồng.
Một chiến công đáng khen ngợi nữa của lực lượng là chuyên án đấu tranh với đường dây khai thác khoáng sản trái phép tại Công ty Cổ phần Yên phước, Công ty Đông Bắc Hải Dương và các đơn vị liên quan.
Qua đó, ngày 27/8/2021, Cục Cảnh sát kinh tế đã khởi tố vụ án “vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” xảy ra tại Công ty Cổ phần Yên Phước (Thái Nguyên), Công ty TNHH Đông Bắc (Hải Dương) và một số đơn vị có liên quan; đưa 33 bị can (trong đó có 09 bị can bị khởi tố về 02 tội danh) ra chịu tội trước pháp luật.
Chuyên án đấu tranh với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc phát hành, mua bán trái phiếu gói 10.000 tỷ đồng xảy ra tại Công ty An Đông và các công ty liên quan của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Ngày 7/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đối tượng liên quan để phục vụ điều tra.
Vụ án tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sảnNhà nước gây thất thoát lãng phí xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước). Kết quả điều tra, Cục Cảnh sát kinh tế đã làm rõ bản chất vụ án, hành vi phạm tội, đưa ra truy tố, xét xử 28 đối tượng; với những bản án thích đáng theo quy định của pháp luật.
Những năm qua, dù nhiệm vụ gian khó, nặng nề, nhưng cán bộ chiến sĩ toàn cục không nề hà, quản ngại. Vượt qua tất cả, lớp lớp thế hệ trong đơn vị luôn nỗ lực, cố gắng; quyết tâm khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, lập nhiều chiến công xuất sắc; khám phá hàng vạn chuyên án, trong đó có nhiều đại án, vụ việc trọng điểm; thu hồi nhiều nghìn tỷ ngân sách, góp phần quan trọng vào việc chỉnh đốn kỷ cương, phép nước; xứng đáng là "thanh bảo kiếm" của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.
Xứng đáng là "thanh bảo kiếm" của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu
Chỉ trong 3 năm, từ năm 2021 đến nay, lực lượng cảnh sát kinh tế đã tích cực chủ động tác nghiệp, nắm chắc tình hình, xác định được các mắt xích, điểm đột phá trọng yếu trong các lĩnh vực có biểu hiện sai phạm.
Từ đó, kịp thời phát hiện, xác lập, đấu tranh, triệt phá thành công hàng trăm chuyên án, vụ việc, đường dây, tổ chức tội phạm lớn, phức tạp về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu. Trong đó rất nhiều đại án nghiêm trọng thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thể hiện quyết tâm xử lý triệt để theo phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
Cũng theo Thượng tá Nguyễn Hữu Sơn, cho đến giờ điều đọng lại lớn nhất là vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
"Vụ án này chúng tôi khởi tố được 15 bị can, trong đó chứng minh được hành vi của Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai trong việc can thiệp chỉ đạo để Công ty AIC trúng thầu trái pháp luật" - ông Sơn nói.
Điều đáng nói, lực lượng cảnh sát kinh tế đã nhận diện đúng, trúng các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong nhiều lĩnh vực gây bức xúc dư luận. Quá trình điều tra không gây ảnh hưởng hoạt động bình thường của doanh nghiệp, ổn định chính trị của địa phương.
Công tác thu hồi tài sản ngày càng triệt để. Chỉ tính riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, trong vòng 7 tháng, từ ngày 1.10.2022 đến 30.4.2023, đã thu hồi 17.000 tỉ đồng từ các vụ án kinh tế, tham nhũng.
Đặc biệt, tất cả các vụ việc kể trên luôn đảm bảo tiến độ, xử lý nghiêm minh, được Đảng và Nhà nước đánh giá cao và nhân dân đồng tình ủng hộ.
Không ngủ quên trên chiến thắng, Thượng tá Nguyễn Hữu Sơn khẳng định toàn lực lượng sẽ cố gắng và nỗ lực hơn nữa để bảo vệ bình yên cho nền kinh tế nước nhà.
"Với những kinh nghiệm đã đạt được trong thời gian vừa qua, dù có khó khăn đến mấy nhưng với sự quyết tâm, đồng sức đồng lòng của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, nhất là đồng chí Tổng Bí thư, trong điều tra án tham nhũng không còn có khó khăn vướng mắc” - Thượng tá Sơn chia sẻ.
Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an - cho hay, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu ngày càng trưởng thành, lớn mạnh về mọi mặt.
"Lực lượng cảnh sát kinh tế luôn luôn được khẳng định vị trí là lực lượng chủ công trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng, kinh tế và buôn lậu. Lực lượng đã lập được nhiều chiến công và thành tích xuất sắc. Thể hiện bản lĩnh chính trị trong công tác và sự sắc bén về nghiệp vụ. Đánh đúng, đánh trúng nhiều tổ chức, đường dây tội phạm lớn, tội phạm xuyên quốc gia. Đã điều tra xử lý triệt để đúng người, đúng tội, đúng pháp luật nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế, buôn lậu phức tạp" - Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Viện Trần Nhân Tông có chuyên môn về Phật học, nhưng vẫn trúng gói thầu Biên soạn và xuất bản Bộ Địa chí huyện Đan Phượng với giá 8,347 tỷ đồng tại huyện Đan Phượng, dù nhà thầu này bỏ giá cao hơn 747 triệu đồng so với đơn vị.. . trượt thầu.
Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024(Thanh tra) - Bộ Chính trị đề nghị Trung ương Đảng xem xét, xử lý kỷ luật các 2 nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ là các ông Ngô Đức Vượng và Nguyễn Doãn Khánh. Còn nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Dân Mạc do bị bệnh nặng nên chưa xem xét kỷ luật.
Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Phương Hiếu
21:34 22/08/2024Hương Giang
19:26 14/08/2024Hương Giang
15:49 03/08/2024Phương Hiếu
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Trần Kiên
PV
PV
Thu Huyền
Văn Thanh
T.Thanh
Bài và ảnh: Quỳnh Mai
Phương Anh