Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ ba, 28/09/2021 - 06:37
(Thanh tra)- Việc thành lập Ủy ban Liêm chính tại các cơ sở là công cụ hữu hiệu để ngăn ngừa tham nhũng.
Tổng thống Emmerson Mnangagwa. Ảnh: News24
Cuối tuần qua, tại hội nghị thường niên và lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Viện Quản trị công Zimbabwe (CGI), Tổng thống Emmerson Mnangagwa nhấn mạnh: “Cuộc chiến chống tham nhũng là trách nhiệm của tập thể. Chính phủ không thể đi một mình”.
Do đó, ông Mnangagwa kêu gọi khu vực tư nhân, xã hội dân sự và các bên liên quan khác cũng ưu tiên thực thi tính minh bạch và trách nhiệm giải trình thông qua các nỗ lực chống tham nhũng nội bộ, đặc biệt là thành lập Ủy ban Liêm chính tương tự như tại các cơ quan khu vực công.
Tổng thống Zimbabwe cho biết, Ủy ban Liêm chính đang được thành lập tại các cơ sở công được đánh giá là một công cụ hiệu quả để ngăn ngừa tham nhũng và thúc đẩy quản trị tốt trong các bộ và cơ quan của Chính phủ, các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương. Tại đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện khuôn khổ quản trị và tăng cường các hành động để cải thiện phòng ngừa, phát hiện và xử phạt tham nhũng.
Trong khuôn khổ hội nghị của CGI năm nay, các ý kiến đóng góp xoay quanh tầm nhìn quốc gia về việc đưa Zimbabwe trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao vào năm 2030.
Tổng thống Mnangagwa nhấn mạnh thực tế rằng, nhiệm vụ của CGI bao gồm cả quản trị tại các công ty và kế toán.
Ông cũng khẳng định, hội nghị diễn ra vào thời điểm Zimbabwe đang có triển vọng kinh tế - xã hội tươi sáng hơn.
“Đây là kết quả của những tác động tích cực và sâu rộng từ các cải cách đa hướng của Chính phủ trên tất cả lĩnh vực, dẫn đến sự ổn định của nền kinh tế với thặng dư ngân sách trong 2 năm qua, bất chấp những thách thức trong nước và toàn cầu do đại dịch Covid-19".
Có thể kể tới trong đó là việc tổ chức lại chuỗi cung ứng, thiết lập các hoạt động từ xa và thực hiện những quyết định tài chính táo bạo.
Ông thừa nhận, một số hành động có thể gây đau đớn ngay cả khi chúng là điều đúng đắn. Đại dịch Covid-19 đã mở ra một cơ hội để thiết lập lại tổ chức tập thể và văn hóa quốc gia, các vấn đề đạo đức và cả những kỳ vọng.
“Nó cũng mang đến cho chúng ta cơ hội thể chế hóa các chuẩn mực và giá trị dựa trên di sản một cách cân bằng hơn, công bằng và bình đẳng hơn...".
"Thông qua sự thay đổi và tái tập trung mô hình như vậy, các chuyên gia quản trị và kế toán được khuyến khích đảm bảo phát triển bền vững, tăng cường sản xuất và năng suất, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và cuối cùng là tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng”, ông nói thêm và kêu gọi: “Tất cả chúng ta hãy đóng vai trò của mình trong việc duy trì quỹ đạo tăng trưởng kinh tế đi lên”.
Người đứng đầu Zimbabwe cũng chỉ ra rằng, quản trị tốt, trách nhiệm giải trình và minh bạch là những điều kiện tiên quyết cơ bản cho tăng trưởng kinh tế - xã hội bền vững.
Ông nói: “Đáng buồn thay, trước đây chúng ta đã chứng kiến những thất bại trong quản trị ở cả khu vực công và tư, nơi có ranh giới về gian lận và tội phạm”.
Sau bài phát biểu của ông Mnangagwa, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ John Mangudya và Chủ tịch Ủy ban Chống tham nhũng Zimbabwe Mutanda-Moyo đã báo cáo trước Tổng thống và các đại biểu về những gì các tổ chức của họ đang làm để duy trì sự ổn định kinh tế và hạn chế tham nhũng.
Kể từ khi chưa xảy ra đại dịch Covid-19, tham nhũng đã là một vấn đề nhức nhối ở Zimbabwe. Đất nước này chỉ đạt 20 điểm trên thang điểm 100 về Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) năm 2012, xếp thứ 163/176 quốc gia (top 15 quốc gia tham nhũng nhất thế giới), theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI).
Covid-19 xuất hiện đã làm cho tình hình tồi tệ hơn, làm tăng gánh nặng cho một hệ thống vốn đã yếu ớt trước vấn nạn này. Tuy nhiên, Zimbabwe cũng đã có nhiều nỗ lực để hạn chế tham nhũng, ổn định kinh tế.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Viện Trần Nhân Tông có chuyên môn về Phật học, nhưng vẫn trúng gói thầu Biên soạn và xuất bản Bộ Địa chí huyện Đan Phượng với giá 8,347 tỷ đồng tại huyện Đan Phượng, dù nhà thầu này bỏ giá cao hơn 747 triệu đồng so với đơn vị.. . trượt thầu.
Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024(Thanh tra) - Bộ Chính trị đề nghị Trung ương Đảng xem xét, xử lý kỷ luật các 2 nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ là các ông Ngô Đức Vượng và Nguyễn Doãn Khánh. Còn nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Dân Mạc do bị bệnh nặng nên chưa xem xét kỷ luật.
Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Phương Hiếu
21:34 22/08/2024Hương Giang
19:26 14/08/2024Hương Giang
15:49 03/08/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương