Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 01/03/2024 - 11:45
(Thanh tra) - UBND tỉnh Bình Thuận đã xây dựng kế hoạch công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024, trong đó nêu rõ: Thực hiện tốt việc khen thưởng và bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Một phiên họp của Ban Chỉ đạo PCTN, TC tỉnh Bình Thuận. Ảnh: binhthuan.gov.vn
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, các quy định pháp luật về công tác PCTN, TC; kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo PCTN, TC tỉnh và UBND tỉnh về công tác PCTN, TC.
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp PCTN, TC theo đúng chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Tăng cường hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành gắn với tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước về PCTN, TC; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi, vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực; thu hồi tài sản tham nhũng, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác PCTN, TC; khuyến khích, vận động Nhân dân, doanh nghiệp tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác các hành vi tham nhũng, tiêu cực để cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định; bảo vệ tuyệt đối an toàn cho người phát hiện, tố giác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
2. Yêu cầu:
- Công tác PCTN, TC phải được triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong toàn xã hội về công tác PCTN, TC.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp PCTN, TC gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra nội bộ trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp, kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; xử lý kiên quyết, kịp thời hành vi bao che, ngăn cản việc chống tham nhũng, tiêu cực và thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định pháp luật.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về PCTN, TC trong cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động và Nhân dân để có nhận thức đúng và chấp hành tốt các quy định pháp luật về PCTN , TC; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; xây dựng đội ngũ CBCCVC có phẩm chất đạo đức, năng lực, chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ được giao; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng về PCTN, TC.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo PCTN, TC:
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và đồng bộ các chủ trương của Đảng, cac quy định pháp luật về PCTN, TC; chú trọng công tác phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật. Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đơn vị trực thuộc thực hiện đầy đủ các nội dung công tác PCTN, TC.
- Hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc PCTN, TC.
2. Kiểm tra, rà soát, hoàn thiện thể chế quản lý về PCTN, TC:
- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN, TC thuộc phạm vi quản lý của địa phương (khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước) theo Kế hoạch số 5042/KH-UBND ngày 22/12/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ về Chiến lược Quốc gia PCTN, TC đến năm 2030.
- Tăng cường thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về PCTN , TC; kịp thời khắc phục những bất cập, sơ hở, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực như: Tổ chức cán bộ, quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đấu giá; đất đai, tài nguyên, khoáng sản; tín dụng, ngân hàng; thuế và các lĩnh vực khác liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.
3. Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, TC:
a) Các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục quán triệt, chỉ đạo đẩy mạnh, nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng và thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản pháp luật về PCTN, TC của Trung ương, Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
b) Căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế và chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong CBCCVC, người lao động và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Nội dung tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về PCTN, TC theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo PCTN, TC tỉnh và UBND tỉnh.
c) Các trường học, các cơ sở giáo dục, đào tạo tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh.
d) Triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy định việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) và kiểm soát về TSTN của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của Luật PCTN năm 2018 và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ.
đ) Chủ động cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền về PCTN, TC, nhất là những vấn đề dư luận xã hội quan tâm trong xử lý tham nhũng, tiêu cực. Chú trọng thông tin, tuyên truyền bảo vệ, khen thưởng, động viên những người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
e) Các sở: Tư pháp, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận, Báo Bình Thuận, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo và nâng cao công tác tuyên truyền về PCTN, TC.
4. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực:
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực theo quy định của Luật PCTN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo Luật PCTN và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện quy định về việc cung cấp thông tin theo Quy định số 116-QĐ/TW, ngày 28/7/2023 của Ban Bí thư về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin, tuyên truyền và tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong công tác PCTN, TC và Công văn số 787/UBND-NCKSTTHC ngày 21/11/2023 của UBND tỉnh về triển khai Quy định số 116-QĐ/TW của Ban Bí thư.
5. Kiểm soát TSTN của người có chức vụ, quyền hạn:
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục chỉ đạo thực hiện Luật PCTN năm 2018, Quyết định số 56-QĐ/TW, ngày 08/02/2022 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát TSTN, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát TSTN của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và Công văn số 03-HD/UBKTTW, ngày 03/11/2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát TSTN để triển khai thực hiện công tác kê khai, công khai, giải trình, tiếp nhận, quản lý, bàn giao bản kê khai TSTN.
b) Thanh tra tỉnh tổ chức thực hiện đảm bảo nội dung Kế hoạch số 63/KH-TTBT ngày 14/01/2024 về triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát TSTN”, cập nhật, quản lý, khai thác, vận hành, kết nối liên thông Cơ sở dữ liệu đảm bảo tính xác thực, đầy đủ, kịp thời; đề xuất UBND tỉnh bố trí nguồn lực để tổ chức triển khai theo quy định; báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra Chính phủ khi có yêu cầu.
6. Thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu:
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định về PCTN, TC, lãng phí; triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, kết luận, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác PCTN, TC. Triển khai đầy đủ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý những người có dấu hiệu, hành vi tham nhũng; chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực; thực hiện tốt việc khen thưởng và bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng theo quy định của Luật PCTN và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ.
7. Công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực:
a) Trong hoạt động giám sát:
Phát huy vai trò của Đoàn Đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, HĐND, đại biểu HĐND các cấp trong phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tham nhũng thì cơ quan dân cử, đại biểu dân cử đề nghị cơ quan thanh tra, điều tra, viện kiểm sát xử lý theo quy định pháp luật. Khi nhận được đề nghị, cơ quan thanh tra, điều tra, viện kiểm sát trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải xác minh, xử lý và thông báo kết quả cho cơ quan, đại biểu đã đề nghị.
b) Trong công tác tự kiểm tra của đơn vị:
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tăng cường chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự kiểm tra nội bộ tại đơn vị nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong việc chấp hành các quy định pháp luật về PCTN, TC và chịu trách nhiệm khi xảy ra tham nhũng, tiêu cực tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý.
- Khi phát hiện có dấu hiệu, hành vi tham nhũng, tiêu cực, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm phải kịp thời chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xem xét xử lý.
c) Trong công tác thanh tra, kiểm tra:
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường chỉ đạo và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra năm 2024; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra công vụ; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ PCTN, TC. Tập trung thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực có nguy cơ tiêu cực, tham nhũng cao; kịp thời phát hiện, kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập và cơ chế chính sách không còn phù hợp với thực tiễn; kiến nghị xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có vi phạm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra sai phạm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực; tăng cường công tác xử lý sau thanh tra, các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra phải được tổ chức thực hiện nghiêm theo đúng quy định pháp luật.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các nội dung như sau:
+ Khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, khoáng sản, môi trường, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh thời gian qua; trong đó chú ý các cơ quan chức năng và các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trên các lĩnh vực này.
+ Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của Tổng cục Quản lý đất đai tại Thông báo số 69/TB-TCQLĐĐ ngày 21/6/2022.
+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định về công tác quản lý đất đai (về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất) theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Kết luận số 891-KL/TU, ngày 02/8/2023 về kết quả công tác nội chính và PCTN, TC 6 tháng đầu năm 2023. Thời gian hoàn thành trong quý I/2024.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng khẩn trương kết luận giám định, định giá theo văn bản trưng cầu của cơ quan cảnh sát điều tra, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc theo quy định pháp luật (chi tiết cụ thể tại gạch đầu dòng thứ nhất trang 8 Kết luận số 963-KL/TU đính kèm theo). Thời gian hoàn thành trong quý I/2024.
d) Trong giải quyết phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực:
Các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc tiếp nhận và xem xét, xử lý, giải quyết kịp thời theo thẩm quyền các đơn thư phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực; kịp thời biểu dương, khen thưởng người có thành tích trong việc phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định.
đ) Công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án:
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 05-KL/TW, ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50 -CT/TW của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 04-CT/TW, ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.
- Nâng cao chất lượng giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án dân sự; không để vụ việc, vụ án tồn động quá hạn, kéo dài. Tiếp tục thực hiện tốt các quy chế phối hợp để đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, kinh tế đã phát hiện, đảm bảo không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm; khắc phục có hiệu quả những hạn chế, thiếu sót trong công tác giám định, định giá tài sản phục vụ hoạt động tố tụng. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý, giải quyết dứt điểm các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, tiêu cực tồn đọng, kéo dài. Kiên quyết xử lý các các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường công tác thu hồi tài sản do tham nhũng, tiêu cực.
- Định kỳ, Công an tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh báo cáo tình hình, kết quả điều tra, truy tố, xét xử, thi hành các vụ án, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh; kết quả thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực cho UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) để tổng hợp, báo cáo Thanh tra Chính phủ theo quy định (hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác khi có yêu cầu).
8. Phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân; phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí và Nhân dân trong công tác đấu tranh PCTN, TC:
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp trong việc tuyên truyền, giáo dục Nhân dân và các thành viên của tổ chức mình thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, TC; phát huy vai trò giám sát của Nhân dân và cơ quan thông tin truyền thông, báo chí, phát thanh và truyền hình trong công tác đấu tranh PCTN, TC.
- Các cơ quan thông tin truyền thông có trách nhiệm phản ánh khách quan, trung thực và chấp hành các quy định báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệp khi đưa tin về hoạt động PCTN, TC và các vụ việc tham nhũng.
- Tăng cường hoạt động của ban thanh tra Nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng trong công tác PCTN, TC.
9. Thực hiện công tác PCTN, TC trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước:
Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo quy định Luật PCTN có trách nhiệm chỉ đạo, xây dựng, triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật để phòng ngừa tham nhũng. Xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng; quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ; việc thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch, kiểm soát xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực; thực hiện tự kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm phản ánh, báo cáo khi phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo quy định; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực tại đơn vị.
Hàng năm, xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, rà soát để ngăn chặn, xử lý tình trạng có xung đột lợi ích trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; trường hợp phát hiện có dấu hiệu xảy ra xung đột lợi ích phải báo cáo, xử lý kịp thời, đúng quy định theo quy định của Luật PCTN năm 2018 và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP.
10. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và đối thoại về PCTN theo chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ:
Thực hiện trách nhiệm, nguyên tắc chung trong hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách, trao đổi thông tin, kinh nghiệm… và trong công tác PCTN theo chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan chức năng đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
11. Tổ chức thực hiện đánh giá công tác PCTN, TC năm 2023:
Để nâng cao hiệu quả đánh giá công tác PCTN, TC 2023 đảm bảo kịp thời, đúng thời gian quy định, đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu của Bộ chỉ số và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và báo cáo đánh giá công tác PCTN, TC năm 2023 đầy đủ các nội dung của bộ chỉ số (chú ý làm rõ các nội dung năm 2022 không đạt điểm hoặc đạt điểm thấp); đồng thời, cung cấp các hồ sơ, tài liệu chứng minh làm cơ sở cho việc tổng hợp, đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2023 đạt hiệu quả, trong đó chú ý kiểm tra rà soát việc xây dựng, ban hành các tài liệu chi tiết để thực hiện từng nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị, địa phương, làm tài liệu chứng minh khi Thanh tra Chính phủ tổ chức đánh giá công tác PCTN, TC.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương:
Căn cứ Kế hoạch này, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh xây dựng kế hoạch công tác PCTN, TC năm 2024 để tổ chức thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Nội dung kế hoạch phải bám sát nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh, đề ra các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Chậm nhất đến ngày 29/02/2024 gửi kế hoạch về Thanh tra tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Chế độ thông tin báo cáo:
Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ về công tác PCTN, TC cho UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) đảm bảo thời gian, nội dung, biểu mẫu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và Thông tư số 02/2021/TT-TTCP ngày 22/3/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN.
Giao Thanh tra tỉnh theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện nội dung kế hoạch này và tổng hợp, dự thảo báo cáo kết quả công tác PCTN, TC định kỳ của UBND tỉnh để báo cáo Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh theo quy định.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.
Bùi Bình
17:18 03/12/2024Bùi Bình
09:05 29/11/2024Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga