Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 1: Mua tin phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng không phải là giao dịch dân sự

Thu Huyền

Thứ tư, 08/11/2023 - 16:53

(Thanh tra) - Quy định số 1629/QĐ-TU ngày 26/10/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh nêu rõ, mua tin không phải là một giao dịch dân sự; đây được xem là hình thức khuyến khích, động viên đối với người cung cấp thông tin có giá trị, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực (TC).

Một buổi làm việc của Ban Chỉ đạo PCTN, TC TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanhuytphcm.vn

Việc tiếp nhận, xử lý thông tin và mua tin phải đảm bảo bí mật, đúng quy định 

Theo Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh, trong Quy định số 1629/QĐ-TU, thông tin phục vụ công tác PCTN, TC trên địa bàn TP được hiểu là các thông tin tố cáo, phản ánh các hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn; tiêu cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong phạm vi thuộc Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh quản lý.

Người cung cấp thông tin là tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đang sinh sống, làm việc và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; không bao gồm tổ chức, cá nhân chuyên trách trong công tác chống tham nhũng, tiêu cực và cán bộ, công chức, nhân viên tại cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền tiếp nhận thông tin (như: Ủy ban kiểm tra, HĐND, UBND, công an, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra, ban tiếp công dân, các cơ quan báo chí...).

Người tiếp nhận, xử lý thông tin và mua tin là Ban Chỉ đạo PCTN, TC TP; các thành viên trong Ban Chỉ đạo; Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo (Ban Nội chính Thành ủy).

Quy định của Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh nêu rõ: “Mua tin không phải là một giao dịch dân sự; đây được xem là hình thức khuyến khích, động viên đối với người cung cấp thông tin có giá trị, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ để phục vụ công tác PCTN, TC”.

Về nguyên tắc tiếp nhận, xử lý thông tin và mua tin: Việc tiếp nhận, xử lý thông tin và mua tin phải đảm bảo bí mật, kịp thời, chính xác, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Bảo đảm bí mật, an toàn cho người cung cấp thông tin theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tố cáo, người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Quy định số 1629/QĐ-TU của Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Thu Huyền

Các thông tin, tài liệu của người cung cấp thông tin phải được thẩm tra, xác minh, sử dụng, quản lý hiệu quả, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Việc quản lý và sử dụng kinh phí mua tin phải đảm bảo đúng nguyên tắc, thủ tục tài chính, quy định về chế độ bảo mật của Đảng và Nhà nước; hồ sơ, tài liệu, chứng từ phải quản lý và lưu trữ đầy đủ theo đúng quy định hiện hành.

Những trường hợp chi mua tin trái với Quy định số 1629/QĐ-TU của Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh sẽ bị xuất toán và truy thu. Cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm phải bồi thường, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định.

Về thẩm quyền tổ chức thực hiện mua tin, Quy định số 1629/QĐ-TU nêu rõ: Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo PCTN, TC thành phố có thẩm quyền tiếp nhận thông tin và giao Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo làm đầu mối xử lý thông tin theo quy định.

Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo là cơ quan đầu mối giúp Ban Chỉ đạo tiếp nhận, xử lý thông tin và chi tiền mua tin.

Thủ trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo (Trưởng Ban Nội chính Thành ủy) là người được Ban Chỉ đạo PCTN, TC thành phố giao quyền duyệt chi tiền mua tin và chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện mua tin theo Quy định số 1629/QĐ-TU của Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh.

Ngày 26/10/2023, Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh ban hành Quy định số 1629/QĐ-TU về việc mua tin và xử lý thông tin phục vụ công tác PCTN, TC trên địa bàn TP. Trong đó, quy định cụ thể về nguyên tắc, thẩm quyền; quyền, nghĩa vụ của người cung cấp thông tin; trách nhiệm của người tiếp nhận, xử lý thông tin và trình tự, thủ tục tiếp nhận, xử lý thông tin để chi trả, hỗ trợ (mua tin) cho người cung cấp thông tin phản ánh về hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký cho đến khi có quy định mua tin phục vụ công tác PCTN, TC của Trung ương. Những quy định trước đây tại địa phương liên quan đến việc mua tin phục vụ công tác PCTN hết hiệu lực.

Bảo vệ, đảm bảo bí mật cho người cung cấp thông tin

Theo quy định của Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh, người cung cấp thông tin phục vụ công tác PCTN, TC đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác khi cung cấp thông tin; được nhận khoản tiền mua tin theo quy định nếu thông tin cung cấp chính xác, giúp các cơ quan chức năng có cơ sở thẩm tra, xác minh và xử lý được hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Được xem xét khen thưởng theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Người cung cấp thông tin có quyền đề nghị Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo và Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo PCTN, TC thành phố yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện bị đe dọa, trả thù, trù dập.

Bên cạnh đó, người cung cấp thông tin được cơ quan tiếp nhận, xử lý thông tin thông báo bằng hình thức phù hợp về kết quả xác minh, giải quyết, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực đối với các tổ chức, cá nhân do mình cung cấp thông tin phản ánh về hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh cũng quy định rõ về nghĩa vụ của người cung cấp thông tin phục vụ công tác PCTN, TC. Theo đó, phải cung cấp thông tin rõ họ tên, số căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ liên lạc và giữ mối liên hệ với người tiếp nhận thông tin.

Cung cấp, bổ sung các thông tin, tài liệu về các hành vi tham nhũng, tiêu cực; không được phát tán, tiết lộ, hủy hoại tin, làm sai lệch thông tin gốc trong thời gian cơ quan chức năng chưa có kết luận thẩm tra, xác minh thông tin.

Chịu trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin, tài liệu do mình cung cấp; bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm do hành vi cố ý tố cáo, phản ánh sai sự thật của mình gây ra.

Bài 2: Hồ sơ chi trả tiền mua tin được quản lý, sử dụng, lưu trữ riêng theo chế độ tài liệu “mật”

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024
Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.

Bùi Bình

17:18 03/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm