Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trung Kiên
Thứ tư, 14/08/2024 - 06:42
(Thanh tra) - Một trong những nhiệm vụ và giải pháp được Bộ Chính trị đưa ra tại Nghị quyết 30 – NQ/TW và trong Chương trình hành động của Chính phủ ban hành theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 08/02/2023 là “Đầu tư, xây dựng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là trường trọng điểm quốc gia, nghiên cứu, đào tạo phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển”.
Trường ĐH Hàng hải Việt Nam nhận Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 23/11/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2030 Đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ; đến năm 2045 trở thành trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới.
Để thực hiện thành công mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ và giải pháp được Bộ Chính trị đưa ra tại Nghị quyết 30 – NQ/TW và trong Chương trình hành động của Chính phủ ban hành theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 08/02/2023 là “Đầu tư, xây dựng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là trường trọng điểm quốc gia, nghiên cứu, đào tạo phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển”.
Nhằm hiện thực hóa chủ trương được đề ra, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo góp phần phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của thành phố Hải Phòng nói riêng, ngành Giao thông vận tải và đất nước nói chung.
Trải qua chặng đường gần 70 năm xây dựng, phát triển và hội nhập, tính đến nay, Nhà trường đang đào tạo 49 chương trình đại học, 17 chương trình cao học, 8 chương trình tiến sĩ cho hơn 17.000 sinh viên và học viên. Với đội ngũ 876 cán bộ, giảng viên, trong đó có gần 50 giáo sư, phó giáo sư, hơn 200 tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, hơn 500 thạc sĩ, cùng hàng trăm thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất và sĩ quan hàng hải đạt trình độ quốc tế, công tác đào tạo, huấn luyện của Nhà trường ngày một khẳng định được thương hiệu với tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm đạt trên 95%.
Công tác kiểm định chất lượng được Nhà trường đặc biệt coi trọng, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là một trong số ít các trường đại học đã hoàn thành Kiểm định chất lượng Cơ sở giáo dục chu kỳ 2. Đặc biệt, trong số 12 chương trình đào tạo được kiểm định của trường có 4 chương trình được đánh giá là đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA) và 8 chương trình theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2024, trường tiếp tục kiểm định 18 chương trình đào tạo, phấn đấu 100% các chương trình đào tạo của trường đều được kiểm định vào năm 2025.
Bên cạnh đó, Nhà trường không ngừng xúc tiến, phát triển các chương trình liên kết đào tạo với các Trường/ Viện uy tín trên thế giới, tiêu biểu có thể kể đến như: Chương trình tiên tiến được hợp tác với Học viện Hàng hải California (Hoa Kỳ) triển khai từ 2010; Chương trình lan tỏa của chương trình tiên tiến hợp tác với Trường Đại học Gloucestershire (Vương Quốc Anh) từ năm 2017; đặc biệt, Chương trình liên kết chuyển tiếp 2+2 cùng Đại học Tasmania Úc (UTAS) - 1 trong 10 Trường đại học tốt nhất tại Úc từ 2023… tạo điều kiện cho sinh viên được học tập và tiếp cận kiến thức từ những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Ngoài ra, Nhà trường đã tiếp nhận sinh viên từ rất nhiều quốc gia đến học tập hệ Đại học, Cao học và Nghiên cứu sinh tại trường như: Đức, Hàn Quốc, Nam Phi, Mô-dăm-bích, Ni-giê-ri-a, Lào, Campuchia, Mi-an-ma,… góp phần đa dạng văn hóa và tạo nên môi trường học tập chuẩn quốc tế tạo tiền đề cho việc xuất khẩu giáo dục trong tương lai.
PGS.TS. Phạm Xuân Dương, Hiệu trưởng Nhà trường khẳng định: Để thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là trường trọng điểm quốc gia, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế biển của Tổ quốc, cũng như Nghị quyết số 30-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng,
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đặt mục tiêu phát triển quy mô đào tạo đạt 20.000 - 26.000 sinh viên vào năm 2030, 30.000 - 35.000 sinh viên vào năm 2045, theo đó dự kiến đội ngũ giảng viên sẽ phát triển lên khoảng 900 giảng viên cơ hữu vào năm 2030, khoảng 1.200 giảng viên cơ hữu vào năm 2045, trong đó có gần 200 giáo sư, phó giáo sư; hơn 700 tiến sĩ; gần 500 thạc sĩ và không còn giảng viên hệ cử nhân”.
PGS.TS. Phạm Xuân Dương cũng nhấn mạnh: “Nhà trường không ngừng tăng cường thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp, hiện đại hóa các phòng học, các phòng thực hành, thí nghiệm ngang tầm khu vực và quốc tế; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học; tăng số lượng các chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài, thu hút sinh viên quốc tế và xuất khẩu giáo dục tại chỗ; tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác lớn trong và ngoài nước phát triển các dự án thực nghiệm, sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu Nhà trường”./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.
Hương Trà
19:24 21/11/2024(Thanh tra) - Liên Chiểu được xem là địa phương đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng triển khai thí điểm 3 phòng học số và thư viện số trong trường học, giúp học sinh tiếp cận công nghệ thông tin trong học tập.
Ngọc Phó
16:21 21/11/2024Vũ Linh
19:00 20/11/2024Vũ Linh
16:22 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh
Phương Hiếu
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Trần Kiên
PV
PV