Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 22/07/2015 - 06:42
(Thanh tra)- Mấy ngày qua dư luận “dậy sóng” với quy định thay đổi tên gọi lớp trưởng thành chủ tịch hội đồng tự quản (CTHĐTQ) nêu trong Dự thảo Điều lệ Trường Tiểu học vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố. Thực tế, việc thay tên gọi “chức danh” lớp trưởng bằng CTHĐTQ không mới, nó đã được áp dụng tại nhiều trường tiểu học và được học sinh hào hứng đón nhận.
Thực tế "chức danh" CTHĐTQ đã được áp dụng tại nhiều trường tiểu học và được học sinh hào hứng đón nhận. Ảnh: HH
Ngay sau khi Dự thảo đưa ra, đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều xung quanh tên gọi này. Không ít ý kiến tỏ ra không đồng tình với việc thay đổi trên bởi các em học sinh tiểu học còn quá nhỏ, chức danh chủ tịch sẽ khiến các em hình thành tâm lý thích quyền lực. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng chức danh này giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn và làm được nhiều việc hơn.
Về sự thay đổi này, nhiều chuyên gia tâm lý giáo dục bày tỏ sự đồng tình. TS Vũ Thu Hương, giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng: Nếu vẫn giữ chức danh lớp trưởng thì chỉ đơn thuần là kiểm soát các các bạn, rồi đi báo cáo thầy cô giáo còn với CTHĐTQ sẽ giúp các em làm được nhiều việc hơn từ tự quản đến đánh giá các bạn, không phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên.
“Tên gọi CTHĐTQ cũng gắn với thực tiễn hơn tên gọi lớp trưởng, bởi nếu suy nghĩ trẻ luôn bé bỏng, trẻ sẽ không phát huy được hết khả năng và cảm thấy không được coi trọng. Ngược lại, nếu được giao quyền, trẻ sẽ cố gắng hoàn thành trách nhiệm và sẽ trưởng thành hơn sau mỗi thử thách” - bà Hương chia sẻ.
Chung quan điểm, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội bày tỏ: Tôi đồng tình với chủ trương thay đổi tên gọi từ lớp trưởng thành CTHĐTQ. Trong đó quy định rõ việc luân phiên giữa các học sinh là rất tốt. Việc làm này sẽ giúp các em được trải nghiệm, đóng vai này, vai khác, như vậy các em sẽ trưởng thành hơn. Tuy nhiên, giáo viên chủ nhiệm phải là người điều tiết hợp lý, tránh để xảy ra tình trạng cha mẹ đua nhau… “chạy chức” cho con.
Thực tế, tên gọi này không mới và đã từng áp dụng tại nhiều trường tiểu học ở Việt Nam. Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, chức danh CTHĐTQ ở lớp tiểu học thay cho lớp trưởng đã được sử dụng từ nhiều năm, ở nhiều trường trên cả nước trong mô hình trường tiểu học mới (VNEN).
Qua tìm hiểu thực tế tại Hà Nội, tên gọi này đã được áp dụng tại các trường như Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Tiểu học Tả Thanh Oai, Tiểu học Ban Mai (Hà Đông)… Ở Bắc Ninh cũng đã áp dụng thí điểm tại Trường Tiểu học Đại Phúc (TP Bắc Ninh)…
Là trường đã áp dụng tên gọi này, bà Nguyễn Thị Phương, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm cho ý kiến: Chức CTHĐTQ công bằng hơn so với chức lớp trưởng. Bởi lớp trưởng do giáo viên chỉ định, lớp trưởng thường cậy thế để “ra uy” với bạn bè. Trong khi đó, giữ chức chủ tịch, trẻ phải tìm cách bảo vệ, nếu không làm được sẽ bị truất quyền. “Học sinh không hiểu giá trị của từ “chủ tịch” như người lớn khi gắn liền với các chức danh mà đơn thuần các em chỉ hiểu đó là người biết lãnh đạo và chia sẻ” - bà Phương nói.
Quan sát thực tế đã diễn ra tại trường mình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm cho biết: Qua những lần tranh cử, bầu cử, tôi thấy các em rất hào hứng, vui vẻ, các em cũng có tính tự lập hơn. Do vậy, người lớn đừng áp suy nghĩ trẻ sẽ sính quyền lực nếu gọi là chủ tịch vào các con.
Để áp dụng thành công trong những năm qua, bà Phương bật mí bí quyết: Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm thực hiện mô hình này trên tinh thần có lợi cho học sinh. Trường không làm hình thức mà chú trọng tới cách thực hiện và định hướng. Thầy cô phải là người định hướng chọn học sinh có năng lực, tự tin để đảm nhiệm vị trí này. Ngoài ra, giáo viên cũng không nên tạo sức ép cho học sinh, để các em phải sợ vì áp lực.
Có con gái đang học lớp 3 tại Trường Tiểu học Tả Thanh Oai, chị Nguyễn Thị Hà ở Thanh Trì, Hà Nội cho biết: Lớp con tôi đã sử dụng tên gọi chủ tịch thay lớp trưởng. Thực tế, tôi thấy mỗi lần chuẩn bị đến bầu cử chức chủ tịch, con tôi rất vui vẻ, hào hứng, cháu học hành chăm chỉ hơn để được các bạn bầu làm chủ tịch. Tôi thấy việc thay đổi tên gọi này không có gì to tát với lứa tuổi các cháu. Tranh cử để tìm ra người có năng lực sẽ khiến trẻ luôn phải nỗ lực hết mình và học tập có trách nhiệm hơn.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền