Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 11/04/2015 - 09:34
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển con người Việt Nam toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ, hướng tới “công dân toàn cầu”.
CT mới, SGK mới được xây dựng, biên soạn theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên
Theo Đề án được phê duyệt, chương trình (CT) mới, sách giáo khoa (SGK) mới được xây dựng theo hướng coi trọng dạy người với dạy chữ, rèn luyện, phát triển cả về phẩm chất và năng lực; chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, nhân cách, lối sống; phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu và định hướng nghề nghiệp cho mỗi học sinh; tăng cường năng lực ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng sống, làm việc trong điều kiện hội nhập quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng, phát huy thành quả khoa học công nghệ thế giới, nhất là công nghệ giáo dục và công nghệ thông tin.
CT mới, SGK mới lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; tăng cường tính tương tác trong dạy và học giữa thầy với trò, trò với trò và giữa các thầy giáo, cô giáo.
CT mới, SGK mới đảm bảo tính tiếp nối, liên thông giữa các cấp học, các lớp học, giữa các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Bảo đảm yêu cầu giảm tải, tính thiết thực. Cập nhật với xu thế giáo dục hiện đại trên thế giới và gắn với chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường.
Kế thừa ưu điểm của CT, SGK hiện hành đồng thời tham khảo tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển, đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế. Thực hiện một CT, nhiều SGK. CT mới được xây dựng, thẩm định và ban hành trước làm cơ sở cho việc biên soạn SGK.
CT mới được thực hiện thống nhất trong toàn quốc, trong đó quy định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh sau mỗi cấp học, nội dung và thời lượng giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh, đồng thời có một phần thích hợp để các cơ sở giáo dục chủ động vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Khuyến khích các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân biên soạn SGK. Nhà trường, giáo viên chủ động lựa chọn SGK.
Chú trọng phát huy sự đóng góp của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý... và toàn xã hội trong quá trình xây dựng, biên soạn và triển khai thực hiện CT mới, SGK mới.
CT, SGK mới được định hướng xây dựng như thế nào?
Đề án cũng cho biết, CT mới, SGK mới đáp ứng yêu cầu của giai đoạn giáo dục cơ bản là bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện và thực sự cần thiết; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp phù hợp với năng lực, nguyện vọng và chủ động chuẩn bị tốt cho giai đoạn giáo dục sau phổ thông.
CT mới, SGK mới được xây dựng, biên soạn theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên. Các lớp học, cấp học dưới thực hiện lồng ghép, kết hợp những nội dung liên quan với nhau ở mức độ hợp lý để tạo thành các môn học tích hợp. Thực hiện giảm hợp lý số môn học, tránh chồng chéo nội dung và những kiến thức không hoặc chưa cần thiết đối với học sinh. Ở cấp THPT, ngoài các môn học bắt buộc chung, có các môn học, chuyên đề học tập dành cho học sinh tự chọn.
CT mới, SGK mới phải đáp ứng yêu cầu và góp phần tạo động lực đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Được xây dựng, biên soạn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và tạo động lực cho giáo viên nghiên cứu, khai thác tư liệu giáo dục, tìm hiểu thực tiễn để chuẩn bị tốt bài giảng; tăng cường tương tác, phát huy tính tích cực, chủ động và tạo cảm hứng học tập cho học sinh; tạo điều kiện cho học sinh dần nâng cao năng lực tự học hỏi, tìm tòi, hiểu biết môi trường, cuộc sống xung quanh và rèn luyện các kỹ năng sống, làm việc; tạo điều kiện thuận lợi và tạo động lực để đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học; thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
CT mới, SGK mới được xây dựng, biên soạn đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi thực hiện đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; bảo đảm trung thực, khách quan, thiết thực, tiết kiệm, giảm áp lực cho xã hội và khắc phục bệnh thành tích hình thức, cục bộ. Thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục phải dựa vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực học sinh được quy định trong CT; phối hợp đánh giá quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học, đánh giá của nhà trường với đánh giá gia đình và của xã hội; thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục ở cấp quốc gia, địa phương và đánh giá theo chương trình quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục.
CT mới phải xác định cụ thể nội dung và yêu cầu cần đạt đối với mỗi môn học, lớp học, cấp học nhưng không quá chi tiết để căn cứ vào CT biên soạn được nhiều SGK. SGK phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cho phép sử dụng, xuất bản. Việc lựa chọn SGK thuộc thẩm quyền của nhà trường và được thực hiện công khai, minh bạch căn cứ điều kiện thực tiễn, có tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh.
Áp dụng chương trình, SGK mới từ năm học 2018-2019
Cũng theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, CT mới phải thể hiện rõ mục tiêu giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục của từng cấp học, môn học; quy định yêu cầu cần phải đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh cuối mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.
Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng CT mới được thực hiện công khai, minh bạch. CT phải được lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân và được thực nghiệm nhằm bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính khả thi và độ tin cậy.
CT mới phải được Hội đồng quốc gia thẩm định CT thẩm định trước khi phê duyệt, ban hành. Tiêu chí lựa chọn thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định CT, tiêu chí đánh giá và quy trình thẩm định CT phải được công khai, minh bạch.
Bộ GD-ĐT tổ chức thực hiện biên soạn một bộ SGK mới đủ các môn học ở các lớp học, bảo đảm tiến độ theo lộ trình của Đề án. Việc tổ chức biên soạn SGK phải huy động được đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo có năng lực tham gia; tiêu chí, quy trình lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn được công khai, minh bạch. SGK phải được lấy ý kiến rộng rãi và được thực nghiệm nhằm bảo đảm sự phù hợp với chương trình, tính khoa học, tính sư phạm, tính khả thi và độ tin cậy.
SGK do Bộ GD-ĐT, các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân biên soạn phải được Hội đồng quốc gia thẩm định SGK thẩm định trước khi phê duyệt cho phép sử dụng đảm bảo tính khoa học, công bằng. Tiêu chí lựa chọn thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, tiêu chí đánh giá và quy trình thẩm định SGK phải được công khai, minh bạch.
Việc biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương phải được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định cấp tỉnh và được Bộ GD-ĐT phê duyệt.
Theo Quyết định phê duyệt, Đề án trên được thực hiện trong 3 giai đoạn từ năm 2015-2023. Cụ thể, từ năm học 2018-2019, bắt đầu triển khai áp dụng CT mới, SGK mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Đề án này cũng đưa ra hướng tăng cường các điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện có hiệu quả CT, SGK mới. Cụ thể, các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động tiến hành điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường đáp ứng yêu cầu của CT mới, SGK mới; ưu tiên bố trí phòng học bộ môn, phòng thực hành, thí nghiệm; rà soát danh mục tối thiểu hiện hành, chỉ bổ sung những thiết bị thực sự cần thiết, trang bị thiết bị giáo dục ứng dụng kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm chi phí.
778,8 tỷ đồng để thực hiện đề án Theo đề án, Nhà nước bố trí 778,8 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ: xây dựng, thử nghiệm chương trình; Biên soạn, thử nghiệm một bộ sách giáo khoa (do Bộ GD-ĐT tổ chức thực hiện), trong đó có SGK song ngữ (tiếng Việt - tiếng một số dân tộc ít người đối với một số môn học ở cấp tiểu học; biên soạn thử nghiệm SGK điện tử. Thẩm định CT và thẩm định SGK; Tập huấn, bồi dưỡng cho người tham gia xây dựng, biên soạn, thẩm định CT mới, SGK mới; xây dựng hệ thống tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng; tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện CT mới, SGK mới. Cung cấp SGK cho các trường vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh khuyết tật. |
Theo Nguyễn Hùng/Dân Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC