Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn là “đột phá của đột phá”

Thanh Lương

Thứ sáu, 02/08/2024 - 20:47

(Thanh tra) - Hôm nay (2/8), Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đã có buổi làm việc với Trường Đại học Hiroshima (Nhật Bản) và Đại học Idaho (Mỹ) nhằm trao đổi các thông tin về chương trình đào tạo ngành bán dẫn và một số ngành liên quan, chương trình học bổng cho học sinh, sinh viên Việt Nam.

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) làm việc với Đoàn trường Đại học Hiroshima (Nhật Bản) và Đại học Idaho (Mỹ). Ảnh: H.C

Tại buổi làm việc, phía đoàn trường đã chào xã giao NIC và giới thiệu thông tin về hai trường đại học. Tiếp đó, đoàn trường đã cung cấp thông tin về chương trình đào tạo ngành bán dẫn và một số ngành liên quan đang triển khai.

Đại học Hiroshima phối hợp với Đại học Idaho thực hiện chương trình đặc biệt đào tạo cử nhân ngành bán dẫn, giảng dạy bằng tiếng Anh trong 4 năm.

Dự kiến, sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo này sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong ngành bán dẫn ở Nhật Bản, Mỹ và Việt Nam. Ngoài ra, mức học phí của chương trình khoảng 10.000 USD/năm, được đánh giá khá ưu đãi so với mặt bằng chung tại Nhật Bản và Mỹ.

Chương trình dự kiến được thực hiện từ tháng 10/2026 sau khi được Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ và Chính phủ Nhật Bản thông qua.

Đại học Hiroshima mong muốn phía Việt Nam nghiên cứu xem xét cấp học bổng ngay cho ít nhất 100 - 150 sinh viên, trong trường hợp đó chương trình có thể được thực hiện sớm hơn một năm.

Dự kiến trong tháng 8/2024, Hiệu trưởng Đại học Hiroshima và Đại học Idaho cùng đại diện Micron Technology sẽ thăm Việt Nam, mong muốn đạt được thỏa thuận với các bộ ngành liên quan, các cơ sở đào tạo của Việt Nam về việc cam kết cấp học bổng. Nếu chương trình được triển khai thuận lợi, hai trường có thể cân nhắc tiếp nhận các sinh viên đào tạo ở bậc thạc sỹ, tiến sỹ.

Theo đánh giá của ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc NIC: “Hiện nay, NIC đang chú trọng vào các khoá đào tạo phát triển nguồn nhân lực bán dẫn và các ngành liên quan trong ngắn hạn các khoá 3 và 6 tháng, chính vì vậy, việc hợp tác với các trường đại học top đầu tại các quốc gia có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển để triển khai các khoá đào tạo lâu dài là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, NIC đóng vai trò là nhân tố kết nối, kêu gọi học sinh cấp THPT, sinh viên tại Việt Nam đăng ký và tham gia vào chương trình cấp học bổng của Đại học Hiroshima và Đại học Idaho.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, NIC hy vọng vọng rằng trong tương lai sẽ có cơ hội hợp tác và nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía Đại học Hiroshima và Đại học Idaho trong lĩnh vực bán dẫn”.

Tại buổi làm việc, đại diện phía Nhật Bản, GS Shinji Kaneko, Phó Hiệu trưởng Điều hành nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác lâu dài giữa trường đại học và doanh nghiệp, đồng thời nhất trí về sự cần thiết phải hợp tác trong việc cấp học bổng, kết nối sinh viên với cơ hội việc làm trong tương lai và đưa chương trình học cho học sinh trung học trở thành một trong những lựa chọn giáo dục đại học của họ.

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp bán dẫn thì đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn là “đột phá của đột phá” trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Việc Việt Nam liên kết, hợp tác với các trường đại học trên thế giới có uy tín trong đào tạo bán dẫn cho sinh viên, giảng viên, kỹ sư là rất cần thiết, phù hợp với các trọng tâm ưu tiên trong từng giai đoạn của Việt Nam và thế mạnh của từng đối tác cụ thể.

Hợp tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam nhanh đạt mục tiêu đến năm 2030, nhân lực ngành bán dẫn Việt Nam tham gia sâu vào quy trình thiết kế các vi mạch bán dẫn hiện đại; tham gia sâu và làm chủ được một phần công nghệ thuộc công đoạn đóng gói và kiểm thử vi mạch bán dẫn; tham gia làm việc và từng bước nắm bắt được công nghệ trong công đoạn sản xuất bán dẫn; hướng tới việc Việt Nam đào tạo được ít nhất 50.000 kỹ sư, cử nhân phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị.

Chương trình đào tạo này được triển khai hiệu quả cũng sẽ tạo điều kiện thu hút các công ty lớn của Nhật Bản và Hoa Kỳ đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam, trong đó có Micron Technology.

Theo lộ trình, sinh viên sẽ được đào tạo tại Đại học Hiroshima (Nhật Bản) trong vòng 2 năm đầu. Năm 3 và 4 của chương trình, các sinh viên sẽ được chuyển tiếp tới Đại học Idaho (Hoa Kỳ) và nhận bằng kỹ sư của Đại học Idaho.

Chương trình này do các giảng viên tại Đại học Hiroshima và Đại học Idaho đảm nhận và có sự hỗ trợ về giảng viên, phòng lab nghiên cứu, trang thiết bị từ Micron Technology (Micron Technology là tập đoàn đa quốc gia sản xuất bán dẫn hàng đầu của Hoa Kỳ, có trụ sở chính tại bang Idaho và cũng có nhà máy sản xuất bán dẫn tại Hiroshima).

Đại học Hiroshima là trường đại học quốc lập đứng thứ 10 tại Nhật, có hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu và đào tạo bán dẫn, đứng thứ 3 trong các trường đại học đào tạo về bán dẫn tại Nhật Bản.

Đại học Idaho là một cơ sở đào tạo công lập được thành lập vào năm 1889. Theo báo cáo của U.S News and World, từ năm 2021 đến 2024, Đại học Idaho đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng tại Mỹ về chỉ số đào tạo kỹ sư trong số các trường đại học công lập.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.

Trần Kiên

12:26 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm