Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 20/11/2015 - 10:07
(Thanh tra) - Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu Quốc hội (ĐBQH), ĐB Hội đồng nhân dân (HĐND) đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay.
ĐBQH bấm nút thông qua Luật. Ảnh: Thảo Nguyên
Sáng nay (20/11), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
Chất vấn bằng văn bản, sau 20 ngày phải trả lời
Báo cáo giải trình trước khi Quốc hội thông qua Luật, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, có ý kiến ĐBQH đề nghị bổ sung làm rõ người bị chất vấn không được ủy quyền cho cấp dưới trả lời chất vấn thay mà phải trực tiếp trả lời. Các phiên chất vấn của ĐB HĐND, Thường trực HĐND cấp tỉnh được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho tiếp thu ý kiến ĐBQH và bổ sung thể hiện như dự thảo Luật”, ông Lý cho biết.
Theo đó, người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà ĐBQH, ĐB HĐND đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có);
Trong trường hợp, chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp; vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh; chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp, người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản.
Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến ĐBQH đã chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn ĐBQH và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội. Trường hợp ĐB HĐND chất vấn bằng văn bản thì văn bản trả lời chất vấn phải được gửi đến ĐB chất vấn Thường trực HĐND.
Thời hạn trả lời chất vấn bằng văn bản là 20 ngày kể từ ngày chất vấn, trừ tài liệu mật theo quy định của pháp luật.
Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu ĐBQH, ĐB HĐND không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền đề nghị Quốc hội, HĐND đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội, HĐND hoặc kiến nghị Quốc hội, HĐND xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.
Bắt buộc phải thực hiện Nghị quyết về giám sát
Về hiệu quả hoạt động giám sát, Chủ nhiệm Phan Trung Lý cho biết, dự thảo Luật đã quy định nguyên tắc thực hiện kết luận, kiến nghị, nghị quyết về giám sát cũng như việc xử lý trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng kết luận, kiến nghị, nghị quyết này; trong các điều cụ thể của dự thảo cũng đã cụ thể hóa các quy định này.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có hành vi cản trở hoặc không thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị, yêu cầu của chủ thể giám sát thì chủ thể giám sát yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, chủ thể giám sát yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và người có liên quan.
Nghị quyết về giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND có giá trị pháp lý bắt buộc thực hiện.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH, ĐBQH, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và ĐB HĐND có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu trong nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Thời điểm, mức tín nhiệm tiếp tục nghiên cứu
Liên quan đến hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, có ý kiến ĐB đề nghị quy định các nội dung này theo 4 nhóm vấn đề về đối tượng, thời điểm, mức tín nhiệm, hậu quả pháp lý; còn trình tự, thủ tục giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.
Có ý kiến đề nghị sau khi Luật ban hành cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong dự thảo Luật lần này đã bổ sung một số quy định mang tính ổn định của Nghị quyết số 85 như đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và hậu quả pháp lý của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Còn về thời điểm, mức tín nhiệm là những vấn đề vẫn còn ý kiến khác nhau, cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để quy định phù hợp hơn.
“Trước mắt về hai vấn đề này xin Quốc hội cho thực hiện theo Nghị quyết số 85 của Quốc hội, sau một thời gian thực hiện sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá và báo cáo Quốc hội để quy định vào Luật. Đồng thời, để tránh trùng lặp trong các quy định giữa 2 văn bản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ rà soát Nghị quyết số 85 và trình Quốc hội sửa đổi cho phù hợp”, Chủ nhiệm Phan Trung Lý giải trình.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà