Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 17/11/2015 - 09:53
(Thanh tra) - Sau phiên trả lời chất vấn của 3 Bộ trưởng (Giáo dục và Đào tạo; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Công thương), chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội (QH) chiều ngày 16/11, các đại biểu (ĐB) bày tỏ chưa hài lòng và cho biết, nếu trả lời như vậy chưa biết phải trả lời với cử tri như thế nào…
ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) cho biết, với trả lời chất vấn của 2 tư lệnh ngành nông nghiệp và công thương, ông không biết phải trả lời cử tri như thế nào. Ảnh: Thảo Nguyên
"Không biết phải trả lời như thế nào với cử tri”
Đánh giá về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng về diện tích trồng rừng thay thế dự án thủy điện, ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) cho rằng, xác định chưa rõ và nếu như vậy thì việc xác định giải quyết tiếp theo cử tri càng bức xúc.
Theo ĐB Trương Văn Vở, vấn đề phải xác định diện tích trồng rừng để làm dự án thủy điện là bao nhiêu? Khả năng bố trí trồng rừng thay thế hoặc thu tiền để thay thế diện tích rừng bị mất là bao nhiêu? Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương đến đâu? Giải pháp tiếp theo ra sao? Thời gian hoàn thành?
“Tôi rất mong 2 Bộ trưởng xác định trách nhiệm của mình, vì lỡ không thực hiện đúng nghị quyết QH 1 năm rồi. Để lửng lơ như thế chắc cử tri chưa hài lòng. Tôi rất đau đầu nếu cử tri đặt vấn đề này. Hai Bộ trưởng trả lời như thế, tôi không biết phải trả lời như thế nào với cử tri”.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP Hồ Chí Minh) cũng lưu ý, còn có những vấn đề đến giờ ĐB chưa hài lòng. Một trong những vấn đề đó là nông nghiệp, phát triển nông thôn, đời sống nông dân, tái cơ cấu nông nghiệp, ĐB đã nêu từ đầu nhiệm kỳ, đến giờ có chuyển biến nhưng chuyển biến chưa căn bản, chưa được như mong muốn của ĐB và người dân.
Theo ĐB Trần Ngọc Vinh (TP Hải Phòng), phần trả lời chất vấn của các bộ trưởng có những vấn đề chưa giải quyết ngay được như đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là vấn đề “được mùa rớt giá”, thuốc trừ sâu, phân bón giả, Bộ Giáo dục và Đào tạo là vấn đề tuyển sinh...
“Quan trọng là qua chất vấn phải đề cao trách nhiệm cá nhân, nếu cứ còn tình trạng chung chung vẫn không khắc phục được tồn tại”, ĐB Trần Ngọc Vinh nói.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quá tự tin?
Quan tâm đến vấn đề giáo dục, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) chia sẻ, tôi rất thông cảm với Bộ Giáo dục và Đào tạo vì đây là công việc rất lớn.
ĐB Dương Trung Quốc cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cân nhắc, thận trọng, lắng nghe. Ảnh: Thảo Nguyên
“Chúng tôi luôn lưu ý Bộ trưởng cần rất thận trọng, vì đối tượng tác động vào là cả một thế hệ. Không chỉ tác động đến đối tượng học sinh, mà còn là cha mẹ của học sinh, con đường học hành. Nhưng hình như Bộ trưởng đã quá tự tin nên cảm giác đổi mới giáo dục - triển khai một chủ trương rất lớn như là triển khai một dự án, dẫn đến bức xúc không đáng có”, ông Dương Trung Quốc đánh giá.
ĐB cho rằng, điều bất cập của Bộ trưởng chính là cách làm việc. Ví dụ đưa thông tin, nguy cơ dẫn đến khai tử, xóa sổ môn Sử. Bộ trưởng giải trình thời lượng rất nhiều, vẫn là môn bắt buộc, nhưng không thi thì các cháu sẽ không học nữa.
“Trên thực tế là khai tử. Tôi không nói khai tử là ở cái tên, tất nhiên tên cũng quan trọng. Nhưng quan trọng nhất là 1 bộ môn truyền thống mà chúng ta không vực dậy, thay thế bằng môn chưa biết nó là cái gì. Mới là ý tưởng thôi, ai có thể tin để ủng hộ. Riêng lĩnh vực này, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cân nhắc, thận trọng, lắng nghe”.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, giáo dục cần có sự lắng nghe, cân nhắc hơn nữa, vì giáo dục tác động đến xã hội rất lớn, không chỉ mọi người, mọi nhà mà còn là sự phát triển của con người, của tri thức, của các thế hệ tương lai.
“Mỗi sự đổi mới, bất cứ một chính sách gì trong lĩnh vực này cần phải lắng nghe xã hội một cách thật chân thành, thận trọng. Tất nhiên, thận trọng đến mức không làm gì thì cũng không được, nhưng phải rất thận trọng mới có quyết sách đúng đắn được… Tôi tin, nếu lắng nghe, đừng bảo thủ, chúng ta sẽ ít có sai sót trong quá trình đổi mới giáo dục”, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh.
Hôm nay (17/11), Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn để thấy các cam kết của Chính phủ và các thành viên Chính phủ đã được thực hiện ra sao trong suốt nhiệm kỳ.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC