Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ năm, 12/12/2024 - 21:44
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết lần đầu tiên việc biên soạn SGK đã thu hút được đội ngũ giáo viên đang giảng dạy tại các trường phổ thông tham gia biên soạn. Ảnh: LP
Lần đầu tiên thực hiện quy trình nghiêm ngặt
Báo cáo đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn SGK, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT) Thái Văn Tài cho biết, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, lần đầu tiên SGK được biên soạn theo hình thức xã hội hoá (có 7 nhà xuất bản và 12 công ty cổ phần tham gia biên soạn và liên kết biên soạn). Việc thẩm định được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, bài bản.
Công tác xã hội hóa biên soạn SGK thu hút được số lượng tổng chủ biên, chủ biên và tác giả đông đảo với 2.656 tác giả gồm chuyên gia, giảng viên của các trường đại học, các viện nghiên cứu và lần đầu có đội ngũ giáo viên phổ thông tham gia biên soạn góp phần phát huy được trí tuệ của thầy cô giáo.
Tác giả biên soạn SGK công tác ở các vùng miền khác nhau, các bộ sách được biên soạn với cách tiếp cận khác nhau, phù hợp với đặc điểm giáo dục của từng vùng miền, sát với thực tế giảng dạy của các địa phương trong điều kiện cùng một chương trình giáo dục phổ thông.
Việc lựa chọn SGK, ông Tài cho biết được thực hiện theo quy trình chặt chẽ quy định tại các thông tư, tôn trọng và phát huy trí tuệ giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên chủ động lựa chọn SGK phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện tổ chức giảng dạy tại địa phương.
Chủ trương xã hội hoá sách giáo khoa là đúng đắn
Theo ông Nguyễn Bá Cường, Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, cả ngành Giáo dục từ Trung ương tới địa phương đã rất nỗ lực tham gia vào công tác này. “Tôi có thể khẳng định chủ trương xã hội hóa SGK là vô cùng đúng đắn, và cần phải tiếp tục thực hiện chủ trương này vì nó đã đi vào thực tiễn, khẳng định sự thiết thực và hiệu quả”, ông Cường chia sẻ.
Còn ông Lê Hoàng Hải, Phó Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, với sự chỉ đạo sát sao của Bộ GDĐT và các đơn vị chức năng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã hoàn thành 2 bộ sách với 485 đầu SGK đã được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt.
Trong khi đó, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam Thái Viết Tường cho rằng, Bộ GDĐT đã kịp thời điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, bất cập phát sinh trong quá thực hiện. Việc phê duyệt và công bố danh mục SGK được cải thiện kịp thời hơn; việc tổ chức giới thiệu sách của các nhà xuất bản cũng kịp thời và có chất lượng hơn…
Về công tác lựa chọn SGK, ông Tường cho biết, tỉnh Quảng Nam luôn chủ động nghiên cứu kỹ các văn bản, hướng dẫn của Bộ, đồng thời có văn bản hướng dẫn chi tiết cho cơ sở thực hiện; chỉ đạo việc đọc, nghiên cứu SGK đầy đủ, nghiêm túc, chất lượng; tôn trọng đề xuất của cơ sở giáo dục trong lựa chọn SGK. Từ đó, kết quả lựa chọn SGK luôn phù hợp với đề xuất của cơ sở giáo dục, không có sai sót, được xã hội đồng tình, đánh giá cao.
Còn theo Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Nam Định Bùi Văn Khiết, giáo viên, học sinh có nhiều lựa chọn SGK phù hợp với quá trình và điều kiện giảng dạy, học tập.
Cũng theo ông Khiết, giá của các bộ sách có sự cạnh tranh đã đảm bảo lợi ích tối ưu cho học sinh; không còn sự độc quyền trong phát hành sách giáo hoa, từ đó chất lượng các bộ sách được nâng cao và hoàn thiện.
Trao đổi về công tác phát hành SGK ở một địa phương khó khăn về điều kiện kinh tế, điều kiện đi lại như Hà Giang, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GDĐT tỉnh Hà Giang cho hay, Sở GDĐT đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ GDĐT, hướng dẫn các trường trong lựa chọn SGK, phối hợp tốt với các nhà cung ứng SGK trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ cha mẹ học sinh.
Với nhiều gia đình học sinh phải chờ chế độ hỗ trợ, chưa chủ động trong đăng ký SGK, Sở GDĐT sẽ cùng nhà trường bảo lãnh đảm bảo đủ SGK cho học sinh. Đồng thời, vận động các nhà tài trợ, tổ chức, cá nhân quyên góp SGK cho những khu vực đặc biệt khó khăn.
Là địa bàn đông học sinh, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GDĐT thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, việc phát hành SGK tại thành phố Hồ Chí Minh được các cơ sở giáo dục chủ động phối hợp với nhiều đơn vị cung ứng SGK, kịp thời nhu cầu thống kê về số lượng và đảm bảo tiến độ cung ứng trước khi năm học mới bắt đầu.
Quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ mới, khó, phức tạp
Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết trải qua những thách thức, đến thời điểm này, công tác xã hội hóa biên soạn SGK đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Toàn ngành đã thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, từ đó khẳng định chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK là hết sức đúng đắn.
“Đặc biệt, lần đầu tiên việc biên soạn SGK đã thu hút được đội ngũ giáo viên đang giảng dạy tại các trường phổ thông tham gia biên soạn. Đây cũng là một cơ hội để nâng tầm đội ngũ giáo viên phổ thông”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết.
Đề cập tới quy trình thẩm định với các bước rất chặt chẽ, kỹ lưỡng và khoa học “lần đầu tiên thực hiện”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng khẳng định, công tác thẩm định được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; nhận được sự đánh giá cao của các nhà khoa học, nhà chuyên môn qua mỗi lần thẩm định.
Để tiếp tục làm tốt hơn công việc “mới, khó” là xã hội hóa biên soạn SGK, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu Vụ Giáo dục Trung học phối hợp với các vụ, cục có liên quan tổng hợp ý kiến tại hội nghị, báo cáo lãnh đạo Bộ để tiếp thu, chỉ đạo, điều chỉnh phù hợp.
Với các nhà xuất bản, Thứ trưởng đề nghị tiếp tục rà soát các khâu liên quan đến biên soạn SGK thuộc thẩm quyền, chức năng; tiết kiệm các khâu trung gian, đa dạng khâu phát hành để SGK đến học sinh, giáo viên đúng, đủ, kịp thời, chất lượng, giá cả phù hợp; tăng cường trách nhiệm xã hội, hỗ trợ SGK cho học sinh vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc, vùng bị thiên tai…
Với các cơ sở đào tạo giáo viên, Thứ trưởng yêu cầu đầu ra với sinh viên sư phạm về khả năng thích ứng cao và năng lực ngoại ngữ.
Các Sở GDĐT tiếp tục tăng cường nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên đối với việc đổi mới giáo dục nói chung, công tác biên soạn SGK nói riêng. Đồng thời, tập trung chỉ đạo công tác quản lý, dạy học bảo đảm chất lượng. Đồng thời, tiếp tục phối hợp tốt hơn nữa với các nhà xuất bảnh bao, tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh trong phê duyệt danh mục SGK, tổ chức tốt việc lựa chọn SGK.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải