Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 20/03/2014 - 20:39
(Thanh tra) - Ngày 20/3, Chính phủ họp phiên chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật, duới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành phải quyết liệt thực hiện, tạo chuyển biến tốt trong xây dựng, ban hành văn bản luật. Ảnh: Thảo Nguyên
Báo cáo tình hình soạn thảo, trình các dự án luật, pháp lệnh của Chính phủ Quý I/2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, trong quý này, các bộ phải trình Chính phủ 10 dự án luật, đồng thời phối hợp chỉnh lý, trình Quốc hội thông qua 9 dự án và cho ý kiến 15 dự án luật.
Theo đánh giá chung, các bộ đã cố gắng để thực hiện đúng tiến độ soạn thảo, trình các dự án luật, pháp lệnh trong Quý I/2014 và các dự án luật chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng đề nghị lùi thời hạn trình Quốc hội đối với 2 dự án luật là Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); có dự án luật vừa được gửi lấy ý kiến của bộ, ngành, địa phương, vừa đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định, vừa gửi hồ sơ lấy ý kiến thành viên Chính phủ như Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh cũng chưa có nhiều chuyển biến. Số lượng văn bản chậm ban hành, nợ đọng còn lớn, nhất là việc xây dựng, ban hành thông tư, thông tư liên tịch; một số văn bản rơi vào tình trạng “nợ đọng” kéo dài vẫn chưa được khắc phục; chất lượng văn bản chưa cao, vẫn còn tình trạng văn bản mới được ban hành có nội dung chưa phù hợp, cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do các bộ, cơ quan ngang bộ phải xây dựng, ban hành số lượng lớn văn bản. Trong khi đó, nhiều bộ, cơ quan ngang bộ chưa quyết liệt trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết.
Trong Quý II/2014, các bộ có nhiệm vụ trình Chính phủ cho ý kiến 12 dự án luật. Đáng chú ý, với nhiệm vụ quan trọng là triển khai thi hành Hiến pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ cần thực hiện lập và công bố danh mục các quy định, văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trình cấp có thẩm quyền ban hành có nội dung trái với các quy định của Hiến pháp.
Theo đó, các ý kiến cho rằng cần tiếp tục nâng cao chất lượng thẩm định, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh cũng như tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành và trách nhiệm của người đứng đầu; ưu tiên những dự án luật thi hành Hiến pháp như pháp luật về tổ chức, tố tụng, quyền con người...
Chỉ ra tình trạng nợ đọng văn bản nghị định, thông tư chưa được khắc phục triệt để, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề xuất khi xây dựng luật cần cụ thể hóa nhằm hạn chế bớt nghị định, thông tư hướng dẫn; đồng thời cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ pháp chế.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Tiến, trên thực tế việc ban hành thông tư gặp không ít khó khăn, đặc biệt là thông tư liên tịch. “Có thông tư 2 năm chưa ban hành được vì phụ thuộc vào các bên liên quan”.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, việc đề xuất xây dựng dự án luật, pháp lệnh phải thực sự cần thiết, chặt chẽ, khoa học, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Hiến pháp năm 2013.
“Chúng ta làm đúng tiến độ, đúng trình tự, thủ tục, chất lượng tối đa. Trong chất lượng, tôi hết sức lưu ý các đồng chí cái gì đã rõ, đã ổn định thì đưa vào quy định cứng. Còn cái gì chưa đủ rõ, chưa đủ ổn định thì ta chỉ nên nguyên tắc, định hướng, không nên vội vàng đưa vào luật như thế đời sống của luật rất ngắn”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.
Mặc dù các bộ, cơ quan ngang bộ đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, tuy nhiên số lượng nợ đọng còn lớn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành và các Phó Thủ tướng Chính phủ được phân công theo dõi từng lĩnh vực phối hợp, tập trung triển khai quyết liệt để tạo bước chuyển biến nội dung này.
Làm việc trong 1,5 ngày, Chính phủ cho ý kiến về 7 dự án: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các đại biểu cho ý kiến về việc đưa nội dung tham gia bảo hiểm của lực lượng quân đội, công an vào dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Khẳng định phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là đòi hỏi tất yếu, là đột phá chiến lược, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quyết tâm phát triển bằng được ngành này.
Hương Giang
16:17 14/12/2024(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý