Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 06/06/2018 - 16:00
(Thanh tra) - Lăng nhục lực lượng công an,vu khống, thóa mạ cán bộ tòa án… là những hành vi trắng trợn ngày càng leo thang của ông Phan Xuân Lương đang gây nên sự bức xúc, phẫn nộ trong dư luận quần chúng trên địa bàn…
Bà Võ Thị Lĩnh (vợ ông Phan Xuân Lương), đối tượng được xác định có liên quan đến vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại xã Ea Kiết". Ảnh: Nhóm PV
Gây rối tại tòa án, vu khống bôi nhọ lực lượng công an
Đó là hành vi có hệ thống được lặp lại nhiều lần mà các đối tượng Phan Xuân Lương, Nguyễn Hữu Tương cùng các đối tượng khác thường xuyên dàn dựng và thực hiện. Ý đồ không ngoài việc gây tiếng vang, lôi kéo sự hỗ trợ từ các thế lực thù địch chống đối, bất mãn, gây áp lực cho các cơ quan thực thi pháp luật trên địa bàn.
Ngày 31/5/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án dân sự “kiện vi phạm nghĩa vụ trả nợ hợp đồng giao khoán tài sản” giữa nguyên đơn là Công ty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm và bị đơn là vợ chồng Phạm Văn Dương, Hoàng Thị Hồng (trú tại xã Ea Kiết, huyện CưM’gar).
Phán quyết của tòa: Giữ nguyên bản án sơ thẩm, buộc gia đình ông Dương phải trả số nợ cho Công ty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm theo đúng hợp đồng giao khoán.
Giấy triệu tập Phan Xuân Lương. Ảnh: Nhóm PV
Ngay khi phiên tòa kết thúc, 11 giờ 50 phút cùng ngày, trong tài khoản facebook, ông Phan Xuân Lương đã đưa lên không gian mạng nhiều hình ảnh chụp lực lượng cảnh sát, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ phiên tòa, theo đó là vô số lời bình luận bịa đặt, vu khống nhằm mục đích bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ tòa án cùng lực lượng công an.
Trên trang facebook mang tên Phan Xuân Lương, tài khoản có tên Bùi Đức Ái lu loa rằng: “Công ty Buôn Ja Wầm chỉ đạo Công an tỉnh Đắk Lắk cần phái nhiều lực lượng công an để đàn áp dân”. Trắng trợn hơn là tài khoản có tên Quế Đức với những phát ngôn đầy hăm dọa, manh động: “Với cách xử cưỡng bức, án bỏ túi của Tòa án Đắk Lắk, quả bóng hơi này sẽ có ngày nổ tung, hoặc sẽ có những vụ như Công ty Long Sơn thôi”.
Đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên ông Phan Xuân Lương sử dụng mạng xã hội như một công cụ để xuyên tạc, xúc phạm lực lượng công an và những cán bộ đang thực thi pháp luật tại tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 31/1/2018, cũng tại một phiên xử dân sự của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, ông Phan Xuân Lương cùng Nguyễn Hữu Tương và một số đối tượng khác đã lôi kéo, vận động hàng chục người dân. Những người này (chủ yếu là phụ nữ và người già), ngang nhiên tụ tập, la hét, gây náo loạn ngay trong khu vực xử án.
Ngày 1/5/2018, ông Phan Xuân Lương đã kéo một số đối tượng trang bị dao rựa vào rừng, quay clip dựng chuyện vu khống công tác quản lý và bảo vệ rừng nhằm mục đích gây tiếng vang. Ảnh: Nhóm PV
Ghi nhận của PV tại hiện trường cho thấy, vụ gây rối này được các đối tượng dàn dựng hết sức bài bản. Cụ thể là, những người phụ nữ sau khi la hét làm náo loạn, lập tức lao vào xô đẩy lực lượng công an bảo vệ phiên tòa rồi tự ngã sõng soài dưới sàn hành lang hội trường xét xử. Truy xuất video clip vụ việc có thể nghe rất rõ tiếng chỉ đạo của các đối tượng đứng phía sau: “Phải khóc thế này, vái lạy thế này…”.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, các video clip nói trên lập tức được Phan Xuân Lương đẩy lên mạng xã hội, kèm theo là những bình luận vu khống.
Hùa theo hành vi, trên facebook mang tên Phan Xuân Lương, Nguyễn Hữu Tương cũng không ngần ngại buông lời bình luận xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức: “Tòa án Đắk Lắk là bọn hút máu của dân thì đúng hơn…”.
Tuy nhiên, những gì mà các video clip các đối tượng ghi lại đưa lên mạng đã tố cáo hành vi dối trá bịa đặt của các đối tượng gây rối. Cụ thể, trong khi các chiến sĩ công an đang ra sức thuyết phục, giải thích nhiệm vụ mà họ đang thực thi thì “nhóm diễn viên trong vở kịch gây rối” đã không những không chịu ngừng chửi bới, la hét mà còn lao vào xô đẩy, va vào lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
Chống lệnh triệu tập, thách thức cơ quan điều tra
Trở lại vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại xã Ea Kiết mà Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện CưM’gar đã khởi tố, như Báo Thanh tra đã thông tin, lợi dụng việc Công ty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm cho mượn đất để trồng hoa màu, ông Phan Xuân Lương tự nhận là đất của mình rồi lừa cho các hộ dân là: Triệu Vần Phúc, Lý Văn Lu, Đặng Chòi Chán (trú tại thôn Thạch Sơn, xã Ea M’droh, huyện Cư M’gar) thuê lại nhằm trục lợi tổng cộng số tiền lên tới hàng chục triệu đồng.
Quyết định cưỡng chế thi hành án thu hồi đất đối với hộ ông Phan Xuân Lương sau nhiều lần tìm cách lẩn tránh, không chấp hành nghĩa vụ giao khoán. Ảnh: Nhóm PV
Sau khi khởi tố vụ án, Công an huyện CưM’gar đã nhiều lần triệu tập đối tượng Phan Xuân Lương và vợ là Võ Thị Lĩnh (đối tượng được cơ quan công an xác định có liên quan), lên thu thập lời khai nhằm phục vụ cho công tác điều tra. Tuy nhiên, ông Lương đã không chấp hành lệnh triệu tập.
Bên cạnh việc tìm cách chống lệnh triệu tập của cơ quan công an, ông Phan Xuân Lương còn ngang nhiên không chấp hành quyết định thi hành án của Chi cục Thi hành án dân sự huyện CưM’gar.
Theo tìm hiểu của PV, trong quá trình thi hành án theo phán quyết của tòa án trong vụ Công ty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm kiện ông này vi phạm hợp đồng giao khoán, mặc dù cán bộ thi hành án và chính quyền địa phương đến tận nhà giải quyết, nhưng ông Phan Xuân Lương cùng người nhà luôn tránh mặt.
Khi cơ quan thi hành án triệu tập lên làm việc thì ông Lương cũng không chấp hành.
Ngày 23/5/2018, sau nhiều lần triệu tập lên lấy lời khai nhưng ông này không chấp hành, Công an huyện CưM’gar buộc phải triển khai lực lượng cùng xe chuyên dụng vào tận nhà, thực hiện việc áp giải đối tượng theo quy định của Luật Tố tụng hình sự. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng vừa kịp đến nơi thì ông Lương đã… không có mặt tại nơi cư trú.
Liên quan đến hàng loạt vụ lấn chiếm đất rừng, kích động người dân vi phạm pháp luật tại xã Ea Kiết, huyện CưM’gar (tỉnh Đắk Lắk) mà Báo Thanh tra đã phản ánh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện CưM’gar đã khởi tố hai vụ án hình sự.
Ngoài vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thì Công an huyện CưM’gar cũng đã khởi tố vụ án “hủy hoại tài sản” đối với vụ nhổ phá hàng ngàn cây keo là tài sản của Công ty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm, xảy ra vào tháng 9/2017. Đến nay, những đối tượng vi phạm vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này trong các bài viết tiếp theo!
Nhóm PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà