Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 05/12/2017 - 10:16
(Thanh tra) - “Mong các cơ quan chức năng điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh để ngăn chặn những hành vi coi thường pháp luật này”, ông Trần Thanh Lâm, Tổng Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm bức xúc nói.
Anh Lê Quang Hòa - cán bộ Lâm trường Buôn Ja Wầm từng bị các đối tượng lấn chiếm hành hung, đang tường trình lại sự việc với PV. Ảnh: Nhóm PV
Từng là đối tượng bị Tòa tuyên 6 tháng tù về tội "trộm cắp tài sản", những tưởng sẽ hoàn lương sau khi mãn hạn, thế nhưng bản chất gian xảo không chút thay đổi, núp dưới chiêu bài “giúp nông dân đòi quyền lợi một cách ôn hòa”, Phan Xuân Lương cấu kết cùng một số đối tượng bất mãn đang sinh sống trên địa bàn thực hiện hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật như: Xúi giục người dân tụ tập đông người, lấn chiếm đất lâm nghiệp, đập phá cột mốc, hành hung cán bộ lâm trường…
Đập phá cột mốc, lăng nhục người thi hành công vụ
Bản báo cáo ngày 7/7/2017 của Tổ thi công xác định ranh giới sử dụng đất giữa Công ty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm và các hộ dân liền kề ghi rõ nội dung: Vào ngày 5/5/2017, Tổ thi công gồm các ông: Vũ Văn Nghĩa (cán bộ Công ty Cổ phần Địa chính và Tài nguyên môi trường), Lê Văn Thế (cán bộ địa chính xã Ea Kiết), Trương Công Sơn và Trần Hậu Chín (cán bộ Lâm trường Buôn Ja Wầm), thực hiện cắm mốc tại khu vực đất cà phê quốc doanh của Công ty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm đang giao cho ông Ngô Xuân Thắng trú tại thôn 8 xã Ea Kiết, huyện CưM’gar.
Việc phân giới, cắm mốc này nhằm thực hiện Công văn số 959/STNMT-KHTC ngày 13/6/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường và Công văn số 7009/UBND-NN&MT ngày 5/9/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc đẩy nhanh tiến độ rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc, đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
“Khi Tổ công tác đang thực hiện cắm mốc thì bị ông Nguyễn Hữu Tương và ông Đỗ Đình Toàn (trú tại xã Ea Kiết) có những lời lẽ xúc phạm để ngăn cản không cho cắm mốc. Sau khi đoàn thi công đi được khoảng 30 phút thì ông Nguyễn Hữu Tương ngang nhiên đập phá cột mốc đã cắm tại vườn cà phê nói trên”, báo cáo của Công ty Buôn Ja Wầm với các cơ quan chức năng tại tỉnh Đắk Lắk phản ánh.
Sau khi nhận được văn bản trình báo sự việc nói trên, ngày 15/5/2017, Công ty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm đã có Văn bản số 28/BC-CT gửi Huyện ủy CưM’gar, UBND huyện CưM’gar và UBND xã Ea Kiết, đề nghị các cơ quan này chỉ đạo các cơ quan chức năng làm rõ và xử lý nghiêm các đối tượng lăng nhục cán bộ, đập phá cột mốc.
“Mong các cơ quan chức năng điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh để ngăn chặn những hành vi coi thường pháp luật này”, ông Trần Thanh Lâm, Tổng Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm bức xúc nói.
Xảo ngôn, đánh đồng hành vi chiếm đất, phá rừng với việc khai hoang
Trong các lá đơn do Phan Xuân Lương đứng đầu, xưng danh các hộ dân nhận khoán diện tích cà phê với Công ty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm, các đối tượng này luôn tự cho rằng, nguồn gốc diện tích cà phê này là do người dân khai hoang phát rẫy hoặc mua lại của những người khai hoang, nay những người dân này bị công ty thu hồi lại và “phải làm thuê trên đất của chính mình”?
Tuy nhiên, tìm hiểu của PV Báo Thanh tra cho thấy, diện tích đất mà những đối tượng này cho rằng người dân đã tự khai hoang trên thực tế không phải “khai hoang” mà chủ yếu từ các nguồn cụ thể như: Do phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, hoặc do mua lại một cách bất hợp pháp của các đối tượng phá rừng mà có. Số diện tích mà các cá nhân từng sở hữu trái pháp luật trên đã bị các cơ quan có thẩm quyền tại tỉnh Đắk Lắk thu hồi lại và chuyển giao cho Công ty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm quản lý, sử dụng.
Đây chính là sự ngụy biện tráo trở, với ý đồ sâu xa nhằm lôi kéo những người nhận khoán không thực hiện nghĩa vụ theo như đã cam kết trong hợp đồng. Nếu âm mưu trên được thực hiện thành công, điều đó sẽ buộc Công ty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm phải trả lại toàn bộ số diện tích đất trồng cà phê (bao gồm 3,5ha lấn chiếm trái pháp luật) cho UBND huyện CưM’gar và cái đích cuối cùng là “giao hẳn quyền sử dụng đất cho các hộ dân từng ký kết hợp đồng giao khoán trên chính đất lâm nghiệp của Nhà nước”.
Văn bản của UBND huyện CưM'gar chỉ rõ việc lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật của Phan Xuân Lương. Ảnh: Nhóm PV
Các tài liệu liên quan do PV thu thập được từ các cơ quan chức năng liên quan đã phản ánh: Năm 1996, Công ty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm lập dự án trồng và sản xuất, kinh doanh cà phê trên diện tích 400ha, với tổng vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng và được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt.
Đến năm 2003, toàn bộ diện tích 400ha cà phê này được UBND tỉnh Đắk Lắk cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo các số W866995, W866980, W866982.
Cùng minh chứng cho nội dung phản ánh trên, ghi nhận tại đơn xin mượn đất trồng hoa màu đề ngày 19/5/2014, chính bản thân Phan Xuân Lương cũng đã thừa nhận về số diện tích 3,5ha đất tại tiểu khu 550 mà Lương đã lấn chiếm: “Tôi nhận thấy việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy là vi phạm pháp luật. Nay tôi làm đơn này xin quý cơ quan tạo điều kiện cho tôi được mượn đất trồng cây hoa màu trên diện tích đất trồng rừng của công ty”.
Núp cớ “giúp dân” để tổ chức gây rối, vi phạm pháp luật
Phan Xuân Lương cùng một vài đối tượng cư trú trên địa bàn đã tự xưng danh “đại diện người dân” xã Ea Kiết, huyện Cư’Mgar, ngụy biện rêu rao rằng: “Giúp người dân đòi quyền lợi một cách ôn hòa”.
Trên thực tế, qua theo dõi của quần chúng nhân dân cùng với cơ quan công an đã khẳng định: Nhiều vụ tụ tập “đòi quyền lợi” do nhóm người trên lôi kéo, kích động và tổ chức có dấu hiệu của hành vi gây rối trật tự, cản trở người thi hành công vụ, nghiêm trọng hơn là hành hung cán bộ lâm trường.
Như Báo Thanh tra đã phản ánh trong bài trước, vụ tụ tập gây rối, hủy hoại tài sản, hành hung người thực thi công vụ xảy ra ngày 1/8/2013 tại trụ sở Lâm trường Buôn Ja Wầm đã khiến 4 cán bộ bảo vệ lâm trường bị thương.
Anh Lê Quang Hòa, một trong 4 người bị hành hung đến bê bết máu hôm đó kể lại: “Họ xông vào đập phá đồ đạc và tấn công những cán bộ đang có mặt tại đó. Họ hung hãn tấn công, khiến chúng tôi không kịp phản ứng…”.
Đây là một trong những vụ việc chứng minh cho sự ngụy biện vô pháp trong luận điệu “giúp dân đòi quyền lợi một cách ôn hòa” mà nhóm đối tượng xúi giục, kích động người dân đã đưa ra.
Văn bản của UBND, Tòa án huyện CưM'gar, Công ty Buôn Ja Wầm, phản ánh sự ngang ngược, vi phạm pháp luật của các đối tượng trong vụ xúi giục dân vi phạm pháp luật. Ảnh: Nhóm PV
Trong video clip phát trực tiếp trên mạng xã hội facebook vào tối 29/11/2017, Phan Xuân Lương nói rằng muốn được mời các nhà báo, phóng viên trực tiếp về xã Ea Kiết tiếp xúc với các hộ dân để làm sáng tỏ sự việc.
Thế nhưng, vào ngày 2/12, khi một PV của Báo Đắk Lắk về tiếp xúc người dân tại thôn 14 xã Ea Kiết thì lại bị một số đối tượng xúc phạm, cản trở việc tác nghiệp.
Ngay sau đó, theo phản ánh, để kịp thời “cổ vũ tinh thần” cho những người liên quan phía mình, lúc 17 giờ 20 phút chiều ngày 2/12, Phan Xuân Lương, trong một dòng trạng thái trên trang facebook cá nhân đã đăng tải hình ảnh cá nhân cùng ảnh chụp giấy giới thiệu của PV này, kèm theo đó là hàng loạt bình luận của “một số đối tượng hâm mộ” bằng những lời lẽ tục tĩu, nhục mạ.
Nếu những người như Phan Xuân Lương thực sự muốn giúp người dân, muốn “sự thật được sáng tỏ” như lời rêu rao thì chẳng có lí do gì để nhóm người đang “cố kêu oan" trên ngăn cản, nhục mạ khi PV của cơ quan báo chí xuống địa phương, gặp dân, tìm hiểu sự vụ để viết bài phản ánh sự thật. Phải chăng, những đối tượng này đang có âm mưu mờ ám và đang sợ bị báo chí, công luận phanh phui?
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vụ việc này.
Nhóm PV Điều tra
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà